10 danh nhân tuổi Dậu nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

(Baonghean.vn) - Đinh Tiên Hoàng, Hoàng đế Quang Trung, đại thi hào Nguyễn Du... là những danh nhân tuổi Dậu nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam.

Đinh Bộ Lĩnh (925-979, tuổi Ất Dậu) tức vua Đinh Tiên Hoàng, là danh nhân tuổi Dậu có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Đinh Bộ Lĩnh (925-979, tuổi Ất Dậu) tức vua Đinh Tiên Hoàng, là danh nhân tuổi Dậu có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Lương Thế Vinh (1441-1496, tuổi Tân Dậu) tuổi đỗ trạng nguyên đời Lê Thánh Tông khi 23 tuổi. Ông được coi là nhà toán học với tác phẩm Đại thành toán pháp đặc sắc. Ông cũng là một trong 28 thành viên của Hội thơ Tao Đàn danh tiếng và để lại nhiều tác phẩm thơ văn, Phật luận, triết học giá trị.
Lương Thế Vinh (1441-1496, tuổi Tân Dậu) đỗ trạng nguyên đời Lê Thánh Tông khi 23 tuổi. Ông được coi là nhà toán học với tác phẩm Đại thành toán pháp đặc sắc. Ông cũng là một trong 28 thành viên của Hội thơ Tao Đàn danh tiếng và để lại nhiều tác phẩm thơ văn, Phật luận, triết học giá trị.
Nguyễn Hoàng (1525-1613, tuổi Ất Dậu), là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền tảng cho công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt và tạo lập ra vương triều Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Hoàng (1525-1613, tuổi Ất Dậu), là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền tảng cho công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt và tạo lập ra vương triều Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Giang Văn Minh (1573-1637, tuổi Quý Dậu) nổi tiếng là người học rộng tài cao, đỗ Thám hoa và là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần
Giang Văn Minh (1573-1637, tuổi Quý Dậu) nổi tiếng là người học rộng tài cao, đỗ Thám hoa và là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình.
Nguyễn Huệ (1753-1792, tuổi Quý Dậu) tức hoàng đế Quang Trung là người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn, đánh bại các cuộc xâm lược của Xiêm La và Mãn Thanh. Ông cũng là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.
Nguyễn Huệ (1753-1792, tuổi Quý Dậu) tức Hoàng đế Quang Trung là người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn, đánh bại các cuộc xâm lược của Xiêm La và Mãn Thanh. Ông cũng là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.
Nguyễn Du (1765-1820, tuổi Ất Dậu), là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Tác phẩm
Nguyễn Du (1765-1820, tuổi Ất Dậu), là một nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Tác phẩm "Truyện Kiều" của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong văn học Việt Nam.
Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tuổi Ất Dậu) là một công thần của triều Nguyễn, đồng thời là một nhà thơ, nhà văn và sử gia nổi tiếng trong thế kỷ 18-19. Quyển Gia Định thành thông chí của ông được xem là một trong những tư liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu sử học và địa lý của miền Nam Việt Nam.
Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tuổi Ất Dậu) là một công thần của triều Nguyễn, đồng thời là một nhà thơ, nhà văn và sử gia nổi tiếng trong thế kỷ 18-19. Quyển Gia Định thành thông chí của ông được xem là một trong những tư liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu sử học và địa lý của miền Nam Việt Nam.
Đặng Huy Trứ (1825-1874, tuổi Ất Dậu) là một vị đại quan thời Thiệu Trị, Tự Đức của nhà Nguyễn. Ông được coi là một nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.
Đặng Huy Trứ (1825-1874, tuổi Ất Dậu) là một vị đại quan thời Thiệu Trị, Tự Đức của nhà Nguyễn. Ông được coi là một nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.
Nguyễn Trung Trực (1837-1868, tuổi Đinh Dậu), là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ. Hưởng ứng hịch Cần Vương, ông đã chiêu mộ nhân dân, lập nhiều chiến công hiển hách và được triều đình phong làm Lãnh binh Hà Tiên.
Nguyễn Trung Trực (1837-1868, tuổi Đinh Dậu), là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ. Hưởng ứng hịch Cần Vương, ông đã chiêu mộ nhân dân, lập nhiều chiến công hiển hách và được triều đình phong làm Lãnh binh Hà Tiên.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898, tuổi Đinh Dậu) là một nhà bác học thông thạo trên 15 thứ tiếng, được xếp vào hàng các học giả đẳng cấp quốc tế thế kỷ 19. Ông cũng là chủ bút tờ Gia Định báo, để lại cho đời gần 100 quyển sách và bản thảo có giá trị.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898, tuổi Đinh Dậu) là một nhà bác học thông thạo trên 15 thứ tiếng, được xếp vào hàng các học giả đẳng cấp quốc tế thế kỷ 19. Ông cũng là chủ bút tờ Gia Định báo, để lại cho đời gần 100 quyển sách và bản thảo có giá trị.

Kim Ngọc

(Tổng  hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới