10 nhà khoa học nữ đoạt giải Nobel trong vòng 30 năm qua

(Baonghean.vn) - Giải Nobel là giải thưởng danh giá tôn vinh những đóng góp vì sự tiến bộ của nhân loại. Có thể nói, giải Nobel là niềm mơ ước của bất kỳ nhà khoa học nào. Dù số lượng chưa nhiều nhưng vẫn có những phụ nữ đã được ghi nhận cống hiến của họ trong lĩnh vực khoa học cũng như chăm sóc sức khỏe con người.

1. Rita Levi-Montalcini  - đoạt giải Nobel Y học năm 1986

nữ
Bà Rita Levi-Montalcini  (SN 1909) - là nhà thần kinh học người Ý, cùng với đồng nghiệp Stanley Cohen đã đoạt giải Nobel Y học năm 1986.

Tháng 9/1946, Levi-Montalcini đến công tác tại trường ĐH Washington. Tại đây, bà nghiên cứu công trình quan trọng nhất của mình: từ các quan sát một số mô ung thư - loại mô gây ra tốc độ tăng trưởng tế bào thần kinh cực nhanh, bà đã xác định được nhân tố tăng trưởng thần kinh (NGF) trong năm 1952.

Cho đến nay bà là người đoạt giải Nobel lớn tuổi nhất khi còn sống và cũng là người đầu tiên đoạt giải sống tới 100 tuổi.

2. Gertrude Belle Elion - đoạt giải Nobel Y học năm 1988

nữ
Gertrude Elion (SN 1918) - là một dược sĩ và nhà hóa sinh người Mỹ. Bà đã đóng góp lớn cho sự ra đời của viên thuốc Purinethol, loại thuốc đầu tiên chữa bệnh máu trắng.
Bà theo đuổi ngành hóa học sau khi chứng kiến người ông của mình qua đời vì bệnh ung thư. Kể từ đó, bà đã nỗ lực tìm ra biện pháp chữa trị căn bệnh này, và phát triển nên 45 phương pháp điều trị khác nhau giúp hệ miễn dịch chống chọi với ung thư.
Năm 1988, Gertrude Belle Elion giành giải Nobel Y học.

3. Christiane Nüsslein-Volhard - đoạt giải Nobel Y học năm 1995

Bà Christiane Nüsslein-Volhard (SN 1942) - là nhà sinh học người Đức đoạt giải Nobel Y học năm 1995 cùng với Eric Wieschaus và Edward Lewis cho nghiên cứu về sự kiểm soát di truyền trong quá trình hình thành phôi thai.

Trong phòng thí nghiệm, Christiane Nüsslein nghiên cứu về các cơ cấu phân tử của phôi thai ruồi giấm, cũng như tiếp tục khám phá loài cá như hình mẫu cho việc nghiên cứu những đặc điểm cụ thể của xương sống.

4. Linda B. Buck  - đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2004

nữ

Linda B. Buck (SN 1947) - là nhà sinh học người Mỹ, nổi tiếng về công trình nghiên cứu hệ khứu giác (olfactory system). Năm 2004 bà đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa cho công trình nghiên cứu cơ quan thụ cảm khứu giác ( lfactory receptor).

Bà là thành viên chính thức của Phân ban Khoa học Cơ bản tại Trung tâm nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, giáo sư Sinh lý học và Lý sinh học ở Đại học Washington tại Seattle và là nhà nghiên cứu của Viện Y học Howard Hughes. Bà được đưa vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (United States National Academy of Sciences) năm 2004.

5. Françoise Barré-Sinoussi - đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2008

nữ
Françoise Barré-Sinoussi  ( SN 1947) là một nhà virus học người Pháp. Barré-Sinoussi được biết tới nhiều nhất qua công trình khám phá ra HIV vào năm 1983.
Từ năm 1988 bà chuyển sang nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris. Năm 2008 cùng với hai nhà khoa học khác là Luc Montagnier và Harald zur Hausen, Luc Montagnier đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa do công tìm ra virus gây ''căn bệnh thế kỷ".

6. Elizabeth Blackburn - đoạt giải Nobel Y học năm 2009

nữ
Bà Elizabeth Blackburn (SN 1948) là nhà nghiên cứu sinh học người Mỹ gốc Úc tại ĐH California (Mỹ). Bà đã nghiên cứu các telomere, một cấu trúc ở phần cuối của nhiễm sắc thể, để bảo vệ các nhiễm sắc thể.

Bà cũng là một trong những người đầu tiên phát hiện telomerase, một enzym giữ cho các nhiễm sắc thể không bị lão hóa. Nói cách khác, telomerase có thể kéo dài tuổi thanh xuân của chúng ta và chống lại bệnh ung thư.

Vì những nghiên cứu này, bà giành giải Nobel Y học vào năm 2009.

7. Carol W. Greider -  đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2009

nữ
Carol Greider (SN 1961) là một nhà sinh học phân tử tại trường Đại học Johns Hopkins. Bà là người đồng phát hiện ra enzym telomerase năm 1984 khi làm việc dưới sự hướng dẫn của Elizabeth Blackburn ở Đại học California tại Berkeley.
Việc nghiên cứu tiên phong của Greider là về cấu trúc của các telomere, đầu cuối của các nhiễm sắc thể.
Bà đã đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 2009 cùng với Elizabeth Blackburn và Jack W. Szostak của Đại học Boston, (Massachusetts), cho công trình của họ khám phá ra cách các telomere được bảo vệ khỏi bị sự thu hẹp tăng dần bởi telomerase.

8. Ada E. Yonath - đoạt giải Nobel hóa học năm 2009

nữ
 Ada E. Yonath (SN 1939) tốt nghiệp đại học và cao học ở Đại học Jerusalem. Sau đó bà hoàn thành luận án tiến sĩ về X-ray tinh thể học tại Viện nghiên cứu khoa học Weizmann. Năm 2009, bà được trao giải Nobel hóa học cùng với hai nhà khoa học khác là Venkatraman Ramakrishnan và Thomas A. Steitz. Ada E cho nghiên cứu ứng dụng thực tế về cơ cấu và chức năng của ribosome.

Yonath là nữ khoa học gia đầu tiên đoạt giải Nobel Hóa học kể từ năm 1964 và là người phụ nữ thứ tư trong lịch sử đoạt giải Nobel Hóa học.

Yonath là người Israel thứ 9 chiếm giải Nobel và là phụ nữ thứ 4 chiếm giải Nobel Hóa học; là người đầu tiên kể từ năm 1964, khi bà Dorothy Crowfoot Hodgkin của Anh được tặng giải thưởng này.

9. May-Britt Moser - đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 2014

nữ

May-Britt Moser (SN 1963) - một nhà tâm lý học, nhà thần kinh học người Na Uy và là giám đốc sáng lập Viện Kavli Hệ thống thần kinh và Trung tâm Tính toán Thần kinh tại Đại học Khoa học Công nghệ Na Uy tại Trondheim, Na Uy.

Moser và chồng bà là Edvard Moser đã đi tiên phong trong nghiên cứu về cơ chế của não bộ đại diện cho khoảng trống.

Edvard và May-Britt Moser đã được bổ nhiệm làm phó giáo sư về tâm lý học và thần kinh học tại NTNU vào năm 1996, chưa đầy một năm sau khi họ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Năm 2014, May-Britt Moser cùng John O'Keefe, và Edvard Moser giành Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa do các khám phá về các tế bào tạo thành hệ thống định vị trong não.

 10. Đồ U U (SN 1930) - đoạt giải Nobel Y học năm 2015
nữ
Bà Đồ U U (SN 1930) - là một nhà nghiên cứu y học và y hóa Trung Quốc. Bà được biết tới nhiều nhất qua công trình chiết xuất thanh hao tố (artemisinin) từ cây thanh hao hoa vàng phục vụ việc chữa trị sốt rét.

Đây là một thành tựu mang tính đột phá, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hàng triệu người ở các quốc gia đang phát triển tại Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Với những đóng góp của mình, Đồ U U được trao giải Nobel Y học năm 2015 cùng với Satoshi Omura và William Campbell.

Tin mới