10 phong tục, tập quán kỳ quặc nhất trên thế giới

(Baonghean.vn) -Thế giới có các nền văn hóa độc đáo với những phong tục tập quán hay cách ứng xử riêng biệt. Dưới đây là 10 quốc gia có phong tục, tập quán kỳ lạ nhất.

1. Sẻ chia vợ ở Nepal

Ở Nepal có một hủ tục vô cùng lạ lùng mà có lẽ là độc nhất vô nhị. Đó là việc con trai trong nhà cưới vợ thì người vợ này sẽ được chia sẻ với cả những người anh em độc thân còn lại trong gia đình. Nhiệm vụ của người phụ nữ này là phải sắp xếp thời gian để phục vụ hết tất cả các thành viên đó. Đây là một phong tục không được nhiều người hoan nghênh nhưng lại vẫn đang tồn tại.
Ở Nepal có một hủ tục vô cùng lạ lùng mà có lẽ là độc nhất vô nhị. Đó là việc con trai trong nhà cưới vợ thì người vợ này sẽ được chia sẻ với cả những người anh em độc thân còn lại trong gia đình. Nhiệm vụ của người phụ nữ này là phải sắp xếp thời gian để phục vụ hết tất cả các thành viên đó. Đây là một phong tục không được nhiều người hoan nghênh nhưng lại vẫn đang tồn tại.
2. Hẹn giờ kiểu Tây Ban Nha
Bình thường khi bạn hẹn hò với ai đó, nếu họ trễ 15, 20 phút thì sẽ vô cùng khó chịu và người đến muộn sẽ phải xin lỗi và giải thích. Nhưng ở Tây Ban Nha thì không, cho dù bạn có đến muộn 55' đi nữa cũng không sao cả. Bởi vì họ cho rằng thời gian hẹn chỉ là dự kiến, việc chậm trễ không bị coi là không lịch sự, mà chỉ đơn giản nghĩ thoáng là do sự khó khăn của cuộc sống.
Bình thường khi bạn hẹn hò với ai đó, nếu họ trễ 15, 20 phút thì sẽ vô cùng khó chịu và người đến muộn sẽ phải xin lỗi và giải thích. Nhưng ở Tây Ban Nha thì không, cho dù bạn có đến muộn 55' đi nữa cũng không sao cả. Bởi vì họ cho rằng thời gian hẹn chỉ là dự kiến, việc chậm trễ không bị coi là không lịch sự, mà chỉ đơn giản nghĩ thoáng là do sự khó khăn của cuộc sống.

3. Xin lỗi ở Nhật Bản

Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi tại Nhật Bản người ta thường thể hiện nghi thức Dogeza (quỳ xuống cúi đầu) để thể hiện một lời xin lỗi. Đây là một nét văn hóa lâu đời tại Nhật, họ cho rằng lời xin lỗi phải được thể hiện lòng thành bằng cả hành động như vậy mới xứng đáng. Điều này xảy ra phổ biến trong cung cách xin lỗi tại các nhà hàng Nhật Bản.
Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi tại Nhật Bản người ta thường thể hiện nghi thức Dogeza (quỳ xuống cúi đầu) để thể hiện một lời xin lỗi. Đây là một nét văn hóa lâu đời tại Nhật, họ cho rằng lời xin lỗi phải được thể hiện lòng thành bằng cả hành động như vậy mới xứng đáng. Điều này xảy ra phổ biến trong cung cách xin lỗi tại các nhà hàng Nhật Bản.

4. Điểu táng tại Tây Tạng

Có lẽ không nơi đâu lại có tục mai táng như ở Tây Tạng. Người chết ở đây được mang lên đỉnh núi, nơi tập trung vô cùng nhiều loài chim kền kền, những con chim này có nhiệm vụ tiêu hủy những xác chết đó.  Người Tây Tạng cho rằng việc điểu táng này là một sự công bằng với thiên nhiên, thể hiện sự hào phóng của con người, cung cấp thức ăn cho động vật cũng như việc chúng là nguồn thức ăn cho ta trong suốt cuộc đời vừa qua vậy.
Có lẽ không nơi đâu lại có tục mai táng như ở Tây Tạng. Người chết ở đây được mang lên đỉnh núi, nơi tập trung vô cùng nhiều loài chim kền kền, những con chim này có nhiệm vụ tiêu hủy những xác chết đó. Người Tây Tạng cho rằng việc điểu táng này là một sự công bằng với thiên nhiên, thể hiện sự hào phóng của con người, cung cấp thức ăn cho động vật cũng như việc chúng là nguồn thức ăn cho ta trong suốt cuộc đời vừa qua vậy.

5. Sự kính trọng ở Iran

Tại một số nơi ở Iran, thể hiện sự kính trọng là vô cùng quan trọng. Có bao giờ bạn bất ngờ khi mua hàng ở Iran mà người bán hàng lại từ chối nhận tiền của khách không? Đó là vì nếu người khách đó được coi là có địa vị cao trong xã hội, Tuy nhiên, người mua sẽ kiên quyết trả tiền, người bán tiếp tục từ chối nhiều lần trước khi chấp nhận điều này.
Tại một số nơi ở Iran, thể hiện sự kính trọng là vô cùng quan trọng. Có bao giờ bạn bất ngờ khi mua hàng ở Iran mà người bán hàng lại từ chối nhận tiền của khách không? Đó là vì nếu người khách đó được coi là có địa vị cao trong xã hội, Tuy nhiên, người mua sẽ kiên quyết trả tiền, người bán tiếp tục từ chối nhiều lần trước khi chấp nhận điều này.
6. Sang đường tại Nigeria
Nếu bạn sống ở Nigeria thì phải làm quen với điều này đi thôi. Mỗi lần sang đường là một trải nghiệm kinh hoàng khi người đi bộ, xe không hề tuân thủ theo một quy tắc nào. Các nhóm đi bộ sang đường sẽ ngang nhiên đi qua mũi những chiếc xe chạy với vận tốc cao. Nếu xe có đâm phải người đi bộ thì lái xe sẽ bị đám đông lôi ra đánh một trận.
Ở Nigeria mỗi lần sang đường là một trải nghiệm kinh hoàng khi người đi bộ, xe không hề tuân thủ theo một quy tắc nào. Các nhóm đi bộ sang đường sẽ ngang nhiên đi qua mũi những chiếc xe chạy với vận tốc cao. Nếu xe có đâm phải người đi bộ thì lái xe sẽ bị đám đông lôi ra đánh một trận.

7. Tung trẻ sơ sinh ở Ấn Độ

Ở Maharashtra, Ấn Độ, người dân tại đây có một văn hóa là ném trẻ sơ sinh từ trên mái của một ngôi đền có độ cao 15 m xuống một tấm nệm bên dưới. Mục đích của hành động này là họ nghĩ rằng điều đó sẽ đem đến may mắn cho cuộc đời của em bé, giúp tăng trưởng trí não.
Ở Maharashtra, Ấn Độ, người dân tại đây có một văn hóa là ném trẻ sơ sinh từ trên mái của một ngôi đền có độ cao 15 m xuống một tấm nệm bên dưới. Mục đích của hành động này là họ nghĩ rằng điều đó sẽ đem đến may mắn cho cuộc đời của em bé, giúp tăng trưởng trí não.
8. Kiến đốt mừng ngày trưởng thành ở Brazil
Các chàng trai ở bộ lạc Satere-Mawe trong rừng Amazon để được công nhận là một người đàn ông thực thụ sẽ phải để hàng trăm con kiến đạn đốt vào tay. Kiến đạn là một trong những loài côn trùng đốt đau nhất thế giới. Vết cắn của chúng khiến nạn nhân đau nhưng trong vài ngày.
Các chàng trai ở bộ lạc Satere-Mawe trong rừng Amazon (Brazil) để được công nhận là một người đàn ông thực thụ sẽ phải để hàng trăm con kiến đạn đốt vào tay. Kiến đạn là một trong những loài côn trùng đốt đau nhất thế giới. Vết cắn của chúng khiến nạn nhân đau trong vài ngày.

9. Sống cùng người chết ở Indonesia

Chuyện quấn người chết trong tấm chăn và giữ lại trong nhà là việc bình thường, phổ biến ở một số vùng hẻo lánh của Indonesia. Người ta cho rằng làm như vậy linh hồn của người thân sẽ được giữ nguyên vẹn đến khi mai táng.
Chuyện quấn người chết trong tấm chăn và giữ lại trong nhà là việc bình thường, phổ biến ở một số vùng hẻo lánh của Indonesia. Người ta cho rằng làm như vậy linh hồn của người thân sẽ được giữ nguyên vẹn đến khi mai táng.

10. Nhổ nước bọt lên em bé  ở Kenya

Người Wolof ở Mauritania nghĩ rằng nước bọt của họ mang nhiều điều may mắn. Do đó, họ nhổ nước bọt lên người trẻ sơ sinh, những đứa con của họ như một phương thức để ban phước lành cho đứa trẻ đó.  Theo đó, các bà mẹ thường nhổ nước bọt lên trên mặt con còn các ông bố nhổ vào tai, sau đó nước bọt sẽ lan rộng trên đầu những đứa trẻ với mong muốn chúng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc suốt đời.
Người Wolof ở Mauritania Kenya nghĩ rằng nước bọt của họ mang nhiều điều may mắn. Do đó, họ nhổ nước bọt lên người trẻ sơ sinh, những đứa con của họ như một phương thức để ban phước lành cho đứa trẻ đó. Theo đó, các bà mẹ thường nhổ nước bọt lên trên mặt con còn các ông bố nhổ vào tai, sau đó nước bọt sẽ lan rộng trên đầu những đứa trẻ với mong muốn chúng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc suốt đời.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

Tin mới