10 thay đổi nhỏ trong ăn uống tạo ra sự khác biệt lớn

Nếu đang vật vã với những chế độ ăn kiêng kham khổ thì đây chính là bài viết dành cho bạn.

 » Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Ăn uống là một chủ đề rắc rối, bởi lẽ có quá nhiều lý thuyết. Mỗi chuyên gia lại nói một câu chuyện khác nhau. Trong thế giới thông tin đa dạng của Internet, hẳn bạn từng đọc được rằng không nên uống nước chanh khi bụng rỗng vì sẽ khiến dạ dày của bạn kêu gào. Nhưng cũng có những bài viết cho rằng nước chanh là thức uống hoàn hảo để bắt đầu một ngày mới, như một cách thanh lọc để cơ thể tươi mới hơn.

Tuy nhiên, cũng chính trong lúc chạy theo những thông tin tưởng như đầy tính khoa học này, phần lớn chúng ta quên mất điều cơ bản rằng ăn uống phải là thú vui và sự lành mạnh là trạng thái thoải mái của cả cơ thể và tâm hồn. Bạn sẽ không thể đạt được điều đó khi ép mình vào một chế độ ăn kiêng khoa học và tốt nào đó nhưng đầy kham khổ.

Dưới đây là 10 thay đổi nhỏ mà huấn luyện viên sức khỏe, tác giả một loạt cuốn sách về thực phẩm và ăn uống Lily Kunin chia sẻ trên Byrdie mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để ăn uống thực sự là một trong 4 tứ khoái của đời người:

Biến ăn kiêng thành phong cách sống

Theo định nghĩa, ăn kiêng là thường xuyên ăn một số loại thực phẩm nhất định. Vì vậy, về cơ bản, ai trong chúng ta cũng đang "ăn kiêng". Tuy nhiên, chúng ta không nên bó hẹp thực đơn. Hãy nghĩ về những loại thực phẩm mà bạn thích ăn nhất và đưa chúng vào cuộc sống hàng ngày. Chìa khóa cho một kế hoạch thành công chính là biến nó thành lối sống, và dĩ nhiên, sự linh hoạt cũng là cần thiết.

Biến ăn kiêng thành lối sống. Ảnh: 
                                  Biến ăn kiêng thành lối sống. Ảnh: Sakara Life

Tránh xa chất tạo ngọt nhân tạo

Đó là thứ duy nhất bạn nên cắt hoàn toàn khỏi khẩu phần ăn. Sức khỏe là thứ quan trọng nhất và đã có những cuộc nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chất tạo ngọt nhân tạo tới sức khỏe và hệ miễn dịch. Trung tâm Khoa học vì lợi ích cộng đồng Mỹ đã thay đổi mức đánh giá an toàn của sucralose từ "thận trọng" sang "cần tránh".

Chất tạo ngọt nhân tạo thường ngọt hơn đường tự nhiên, và khiến chúng ta mất khả năng nhận biết độ ngọt thực sự có vị như thế nào. Lý tưởng nhất là bạn không nên thêm đường vào đồ ăn, thức uống.

Splenda, saccharin, aspartame, acesulfame đều là những loại đường hóa học mà các chuyên gia sức khỏe khuyên nên tránh.

Ăn theo mùa

Mùa nào thức nấy là một trong những nguyên tắc cơ bản và rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nếu đây là những loại thực phẩm theo mùa có ngay tại địa phương. Vì không mất thời gian vận chuyển, thực phẩm sẽ tươi hơn, ít tác động đến mùi vị. Được khai thác đúng thời điểm rộ của mùa, thực phẩm sẽ giàu chất dinh dưỡng hơn.

Nguyên tắc này cũng giúp chúng ta kết nối hơn với môi trường. 

"Nghe có vẻ hoang đường nhưng tôi tin rằng trái đất biết chính xác chúng ta cần chất dinh dưỡng gì vào mùa nào. Đó là lý do tại sao bạn có những thực phẩm rất mát như dưa hấu, các loại quả mọng hay rau diếp vào mùa hè, các loại quả và củ vào mùa đông" - huấn luyện viên sức khỏe Kunin phát biểu.

Cởi mở và tò mò hơn là giới hạn

Hãy lắng nghe cơ thể và cảm xúc, luôn duy trì những cuộc đối thoại không ngừng với cơ thể. Bạn đang thèm gì? Có lý do gì cho ham muốn đó không? Hãy thử lắng nghe và ghi nhớ xem từng loại thực phẩm nhất định đem lại cho bạn cảm giác gì.

Thử ăn chay hoặc ăn theo chế độ ăn paleo (ăn gần với thiên nhiên, không ăn đồ chế biến sẵn hay nhân tạo) 2 lần mỗi tuần và ghi nhận xem cơ thể phản ứng thế nào, bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hay mệt mỏi? Bạn có thấy gì khác sau khi ăn một bát salad to vào các mùa khác nhau trong năm hay không?

Đừng sao chép những gì người khác đang làm

Trong việc ăn uống, có những lý thuyết chung được áp dụng cho số đông, chẳng hạn như câu nói của Michael Pollan: "Ăn, nhưng đừng ăn nhiều quá, và chủ yếu là ăn rau". Nhưng xét về mặt sinh học, mỗi chúng ta là một cá thể duy nhất, do đó, điều này có tác dụng với người khác thì chưa chắc đã đúng với bạn. Chỉ có bạn mới có thể xác định đâu là loại thực phẩm hợp với mình nhất. Vì vậy, hãy chạm vào trực giác của mình thay vì chạy theo những xu hướng mới nhất. 

Chỉ ăn thực phẩm có vị ngon

Nguyên tắc này nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng nó lại là điều quan trọng nhất. Đồ ăn phải đồng nghĩa với cảm giác dễ chịu, khoan khoái và tận hưởng. Và cách duy nhất để bạn thực hiện phong cách sống lành mạnh là bạn thực sự thích đồ mình đang ăn.

Tiệc tùng thôi nào!

Thay vì ngồi cô đơn một mình bên bàn ăn, hãy mời bạn bè và người thân tới thưởng thức những món ngon cùng bạn. Hãy để họ góp thêm những món ngon khác hoặc những tiếng cười, những câu chuyện giúp kết nối tình thân. Hơn hết, bất kỳ cách sống nào mà bạn chọn, hãy đảm bảo nó đem lại niềm vui cho bạn.

Ăn cùng bạn bè và người thân sẽ mang lại cho bạn cảm giác đầm ấm và thoải mái. Ảnh:
Ăn cùng bạn bè và người thân sẽ mang lại cho bạn cảm giác đầm ấm và thoải mái. Ảnh:Amendo

Chất béo không phải là kẻ thù mà là đường

Chất béo có lợi (như bơ, cá mỡ, quả hạch, chocolate đen) là những phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn. Đường tinh luyện mới là thứ không nên ăn hoặc cần hạn chế. Hãy cảnh giác với loại đường tinh chế.

Trung tâm điều trị Ung thư Mỹ báo cáo các hãng sản xuất thực phẩm cũng thường thêm đường hóa học vào đồ ăn để làm tăng hương vị.

Ngồi xuống và thư giãn

Hãy đối xử tốt với cơ thể và luôn cho mình một khoảng thời gian được nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm nồng độ cortisol - thủ phạm khiến bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và cũng là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Vì vậy, thay vì hùng hục lao vào những phòng tập gym mà bạn không mấy mặn mà, hãy đối xử tử tế với cơ thể, nuông chiều bản thân bằng những thực phẩm lành mạnh, tập thiền và hít thở. Nếu không thích thiền, bạn có thể thử một lớp yoga, đi bộ hoặc đơn giản là nấu món gì đó mà bản thân yêu thích.

Không đong đếm calo

Sau một thời gian lên ngôi, calo nay đã bị thất sủng. Thay vào đó lắng nghe cơ thể! Nếu bạn đã no hãy ngừng ăn. Nếu bạn đang đói, ăn thứ gì đó lành mạnh. Đây là những tín hiệu tự nhiên của cơ thể, bạn sẽ nghe thấy nếu thực sự lắng nghe.

Theo Zing

TIN LIÊN QUAN

Tin mới