4 giáo đường cổ đẹp nhất ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An là địa phương sở hữu khá nhiều nhà thờ đẹp, trong đó có 1 số nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 19. Từ lâu các nhà thờ cổ không chỉ nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách muôn phương.
Nằm tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, nhà thờ đá Bảo Nham tọa lạc trên một khuôn viên rộng 7.750m². Theo những tài liệu còn lưu giữ được, vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, Adolphe Klinglé - một linh mục người Pháp còn được biết với cái tên Cố Thông đã đến đây truyền đạo và chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ. Ông cho rằng, khu vực này có vị trí giống ở Pháp, nơi có một ngôi nhà thờ được xây dựng do chính ông làm linh mục. Ảnh tư liệu Thành Cường 1
Nằm tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, nhà thờ đá Bảo Nham tọa lạc trên một khuôn viên rộng 7.750m². Theo những tài liệu còn lưu giữ được, vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, Adolphe Klinglé - một linh mục người Pháp còn được biết với cái tên Cố Thông đã đến đây truyền đạo và chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ. Ông cho rằng, khu vực này có vị trí giống ở Pháp, nơi có một ngôi nhà thờ được xây dựng do chính ông làm linh mục. Ảnh tư liệu Thành Cường 
Nhà thờ được kiến trúc theo kiểu Gôtic, lấy mẫu từ nhà thờ Luôcxơ (Pháp)
Nhà thờ có kiến trúc theo kiểu Gôtic, lấy mẫu từ nhà thờ Luôcxơ (Pháp); được khởi công xây dựng vào mùa Thu năm 1888. Sau 16 năm xây dựng, đến mùa Xuân năm 1904 nhà thờ đá Bảo Nham được chính thức hoàn thành. Ảnh tư liệu Thành Cường
Theo những tài liệu còn lưu giữ được, vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XIX, Adolphe Klinglé - một linh mục người Pháp còn được biết với cái tên Cố Thông, đã đến đây truyền đạo và chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ.
Chiều cao của nhà thờ 37m, rộng 14m. Có một tháp chuông cao 28m, trên đỉnh tháp có đặt một con gà được làm bằng hợp kim Angtimon dài 0,8m, rộng 0,35m có thể xoay chuyển theo chiều gió. Ảnh tư liệu Thành Cường
Công trình này được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất xứ Đông Dương lúc bấy giờ và có mức độ thẩm âm tốt nhất so với các nhà thờ khác ở Việt Nam.
Công trình này được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất xứ Đông Dương lúc bấy giờ và có mức độ thẩm âm tốt nhất so với các nhà thờ khác ở Việt Nam. Ảnh tư liệu Thành Cường
Nhà thờ Xã Đoài là một trong những nhà thờ lớn và cổ xưa của giáo phận Vinh. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1846, cung hiến lần đầu năm 1979 và cung hiến trọng thể vào năm 2014. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Gothic châu Âu, chịu ảnh hưởng của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp).
Nhà thờ Xã Đoài là một trong những nhà thờ lớn và cổ xưa của giáo phận Vinh. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1846, cung hiến lần đầu năm 1979 và cung hiến trọng thể vào năm 2014. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Gothic châu Âu, chịu ảnh hưởng của công trình Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp). Ảnh tư liệu Cảnh Nam
Bên ngoài nhà thờ tuy không cao lớn nguy nga như những nhà thờ khác nhưng nó lại tạo ấn tượng bởi kiến trúc vòm thấp ở gian trước, thánh đường bên trong vòm cao rộng và rất thoáng. Những ai yêu thích kiến trúc theo phong cách Châu Âu không thể bỏ qua địa chỉ này.
Tuy không cao lớn, nguy nga như những nhà thờ khác nhưng nhà thờ Xã Đoài lại tạo ấn tượng bởi kiến trúc vòm thấp ở gian trước, thánh đường bên trong vòm cao rộng và thoáng. Những ai yêu thích kiến trúc theo phong cách Châu Âu không thể bỏ qua địa chỉ này. Ảnh tư liệu Cảnh Nam
Giáo xứ Mành Sơn là một trong những giáo xứ khá lâu đời, được thành lập từ năm 1914.
Giáo xứ Mành Sơn là một trong những giáo xứ khá lâu đời, được thành lập từ năm 1914. Ảnh tư liệu
Nhà thờ Mành Sơn mang lối kiến trúc khá độc đáo với màu vàng chủ đạo - Tiến Thủy - QL
Nhà thờ Mành Sơn mang lối kiến trúc khá độc đáo với màu vàng chủ đạo. Ảnh tư liệu
Nhà thờ Cầu Rầm được xây dựng khoảng năm 1888 tại thành phố Vinh. Đây là nơi làm lễ, tụng kinh của hơn 6.000 giáo dân thuộc 10 giáo họ: Cầu Rầm, Vĩnh Mỹ, Mỹ Hậu, Xuân Am, Yên Pháp, Vĩnh Giang, Trung Mỹ, Yên Duệ, Tân Yên và Yên Xá.
Nhà thờ Cầu Rầm được xây dựng khoảng năm 1888 tại thành phố Vinh. Đây là nơi làm lễ, tụng kinh của hơn 6.000 giáo dân thuộc 10 giáo họ: Cầu Rầm, Vĩnh Mỹ, Mỹ Hậu, Xuân Am, Yên Pháp, Vĩnh Giang, Trung Mỹ, Yên Duệ, Tân Yên và Yên Xá. 
Nhà thờ cầu Rầm được thiết kế có rất nhiều cửa sổ đối xứng nhau, trên mỗi cửa sổ đều có các bức tranh rất đẹp.
Nhà thờ cầu Rầm được thiết kế có nhiều cửa sổ đối xứng nhau, trên mỗi cửa sổ đều có các bức tranh rất đẹp.

Tin mới