5 chiêu lừa đảo cần tránh xa trên các trang mạng xã hội

(Baonghean.vn) - Các chuyên gia tại hãng bảo mật Proofpoint (PFPT) cho biết trong năm 2015, số lượng vụ lừa đảo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và LinkedIn đã gia tăng 150% so với năm trước đó.
Những kẻ lừa đảo đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để nhắm vào hàng trăm ngàn người cùng một lúc, đồng thời trà trộn vào với đám đông. Chúng bắt chước các nạn nhân và hoạt động của họ, rồi tận dụng cách mọi người sử dụng mạng xã hội để lừa đảo.
Ngày càng nhiều các chiêu trò lừa đảo trên trang mạng xã hội (Ảnh: Internet)
Ngày càng nhiều các chiêu trò lừa đảo trên trang mạng xã hội (Ảnh: Internet)
Dưới đây là 5 chiêu lừa đảo tinh vi nhất hiện đang phổ biến trên các trang mạng xã hội, theo Proofpoint:
1. Mở các tài khoản dịch vụ khách hàng ảo
Những kẻ lừa đảo sẽ mở các tài khoản dịch vụ khách hàng giả mạo để đánh cắp thông tin tài khoản đăng nhập tại ngân hàng, thông tin mật khẩu và các dữ liệu nhạy cảm khác. Những tài khoản giả mạo này trông tương tự như các tài khoản thật, nhưng thường sẽ mất 1 ký tự hoặc thêm dấu gạch ngang hoặc các ký tự bàn phím khác.
Khi ai đó viết phản hồi hoặc bình luận trên các trang mạng của ngân hàng, kẻ lừa đảo sẽ chặn các cuộc trò chuyện, và trả lời tin nhắn đó như các ngân hàng thực sự.
2. Viết bình luận giả mạo trên các bài viết phổ biến
Một câu chuyện tin tức phổ biến hoặc các bài viết nổi tiếng được đăng trên trang mạng xã hội sẽ tạo ra rất nhiều ý kiến. Những kẻ tội phạm trực tuyến muốn tận dụng điều đó để thêm ý kiến của chúng với các đường link có tiêu đề hấp dẫn khác nhằm thực hiện lừa đảo, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng.
3. Đăng các đoạn video trực tiếp giả mạo
Hiện nay, ngày càng nhiều công ty truyền thông bắt đầu chia sẻ các chương trình và phim trực tuyến trên trang mạng xã hội, dẫn đến nhiều kẻ lừa đảo cũng xuất hiện trên hình thức này.
Xuất hiện nhiều lỗ hổng an ninh mạng trên Facebook (Ảnh: Internet)
Xuất hiện nhiều lỗ hổng an ninh mạng trên Facebook (Ảnh: Internet)
Chúng bình luận trên trang Facebook của một đội thể thao với đường link khiến người ta tin rằng có thể xem trực tiếp trận thi đấu đó. Tuy nhiên, đường link đó sẽ dẫn đến một trang web giả mạo, sau đó tiến hành hỏi các thông tin cá nhân để trình chiếu đoạn video, mà thực tế nó không tồn tại.
4. Các chương trình giảm giá trực tuyến giả mạo
Trang web giả mạo Vietcombank lừa đảo khách hàng trúng thưởng qua facebook (Ảnh: Internet)
Trang web giả mạo Vietcombank lừa đảo khách hàng trúng thưởng qua facebook. Ảnh: Internet 
Hình thức lừa đảo này tương tự với chiêu thức tài khoản dịch vụ khách hàng giả mạo. Những kẻ lừa đảo sẽ thiết lập các tài khoản trực tuyến trông giống như các doanh nghiệp thực sự, sau đó giả vờ đưa ra một chương trình khuyến mãi. Chúng sẽ lừa mọi người đưa các thông tin cá nhân của mình để được tham giả các chương trình giảm giá ảo đó.
5. Thực hiện các cuộc khảo sát  và tổ chức các kỳ thi trực tuyến giả mạo
Chiêu thức lừa đảo này đã diễn ra trong nhiều năm và được những kẻ lừa đảo thiết kế để thu thập các thông tin cá nhân dùng cho việc khai thác và thương mại sau đó. Chúng thường sử dụng các tài khoản cá nhân trông rất bình thường để chèn đường link vào các trang mạng xã hội dưới dạng URL rút gọn.
Thanh Hiền
(Theo CNN)
TIN LIÊN QUAN

Tin mới