5 điều tai hại khi cho trẻ dùng smartphone

Cuộc sống còn nhiều bận rộn, toan tính, nhiều cha mẹ đã chọn cách “ru ngủ” con cái mình bằng cách cho sử dụng các thiết bị điện tử để rảnh tay làm công việc của mình. Tuy nhiên, những cảnh báo về những hệ lụy của các thiết bị đó tới sức khỏe thì thật là khó lường:

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng tới xương

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đến từ Đại học Curtin, Australia về những tác động không mong muốn của các thiết bị điện tử đối với sự phát triển của trẻ em. Các chuyên gia cho rằng, những trẻ thường xuyên dùng các thiết bị điện tử ít vận động khiến cơ và xương của các con không thể phát triển khỏe mạnh. Sau một thời gian dài không được vận động, trẻ sẽ chậm phát triển hơn bình thường, thậm chí bị biến dạng xương.

Tăng nguy cơ ung thư não gấp 4 - 5 lần

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư. Tuyên bố này dựa trên một quyết định của một nhóm 31 nhà khoa học, đến từ 14 nước.

Đặc biệt, theo phân tích của các nhà khoa học này, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn.

Với thiếu niên, trẻ em sử dụng ĐTDĐ từ khi còn nhỏ, nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những bé không sử dụng.

Mắc bệnh về mắt

Khi sử dụng các thiết bị điện tử, mắt trẻ gần như tập trung vào màn hình. Khi mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, cường độ ánh sáng trong điện thoại di động rất mạnh sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn còn non yếu của trẻ.

Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không dùng điện thoại để đèn flash để chụp ảnh cho trẻ vì rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh ở trẻ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tăng nguy cơ béo phì

Khi bị cuốn hút vào thiết bị điện tử, trẻ sẽ ít di chuyển, hoạt thể chất bị hạn chế, sẽ làm tăng cân. Theo một nghiên cứu, trẻ em dùng một thiết bị công nghệ trong phòng ngủ sẽ tăng 30% khả năng mắc các bệnh béo phì, sau đó dễ bị bệnh tiểu đường, có nguy cơ đột quỵ cao và đau tim.

Một số chuyên gia thậm chí còn tin rằng trẻ em thế kỷ 21 có thể là thế hệ đầu tiên sẽ không sống lâu hơn cha mẹ của mình do béo phì và sử dụng các thiết bị công nghệ cao.

Làm rối loạn giấc ngủ

Sử dụng smartphone trước khi ngủ sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ ít, tỉnh giấc giữa chừng… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân là do ánh sáng xanh trên màn hình sẽ hạn chế khả năng sản sinh ra melatonin, kéo dài thời gian thức, tích tụ chất độc thần kinh dẫn đến việc ngủ không ngon. Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt giấc ngủ, ánh sáng xanh còn gây ảnh hưởng cực lớn tới con người.

Theo các chuyên gia, để hạn chế những tác hại thì trẻ chỉ nên dành tối đa 15 phút/ngày để sử dụng các thiết bị cảm ứng, cũng như dưới 1 giờ đồng hồ/ngày đối với các thiết bị điện tử khác.

Theo Gia đình & Xã hội

TIN LIÊN QUAN

Tin mới