5 năm sau thảm họa phóng xạ, Fukushima còn lại những gì?

Sự cố phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi đã biến một thành phố yên bình thành "cấm địa" với toàn bộ người dân Nhật Bản. Sau 5 năm, liệu vẻ hoang tàn nơi đây có đổi khác?

Vào ngày 22/4/2011, toàn bộ người dân trong bán kính 20km tính từ nhà máy điện nguyên tử Daiichi đã buộc phải di tản vì thảm họa phóng xạ, còn thành phố Fukushima trở thành "cấm địa" với tấm biển: đặc biệt nguy hiểm.

Hiển nhiên, Fukushima đã biến thành một thành phố ma: hoang tàn, đổ nát, chẳng ai dám bén mảng. Nhưng 5 năm sau đó, một nhiếp ảnh gia người Malaysia - Keow Wee Loong đã quyết định "đột nhập" vào thành phố, nhằm được tận mắt chứng kiến những gì còn sót lại của một thành đô tương đối nhộn nhịp tại quốc gia Mặt trời mọc.

Loong giữa một siêu thị đổ nát. Tất cả vẫn còn nguyên vẹn kể từ tháng 4/2011.
Loong giữa một siêu thị đổ nát. Tất cả vẫn còn nguyên vẹn kể từ tháng 4/2011.

Những bức ảnh của Loong đã cho thấy một thành phố đổ nát đến ma mị, tái hiện trọn vẹn những gì còn sót lại sau thảm hoạ. Thành phố giống như đã bị đóng băng, chẳng có gì suy chuyển.

Quần áo vẫn còn y nguyên tại các cửa tiệm giặt công cộng
Quần áo vẫn còn y nguyên tại các cửa tiệm giặt công cộng.

Điều này cho thấy rằng người dân tại thành phố đã phải di tản trong vội vã, đúng hơn là hoảng loạn. Ước tính, hơn 150.000 người tại đây đã buộc phải di tản ngay sau khi nhận được thông báo. Họ thậm chí còn không kịp đóng gói đồ, hoặc phải bỏ lại cả những thứ giá trị.

Một cửa tiệm bán đĩa DVD, vẫn bày trên kệ những bộ phim từ năm 2011.
Một cửa tiệm bán đĩa DVD, vẫn bày trên kệ những bộ phim từ năm 2011.
Siêu thị đổ nát, hàng hóa gần như không còn sử dụng được.
Siêu thị đổ nát, hàng hóa gần như không còn sử dụng được.

Loong cho biết, anh thậm chí còn tìm thấy tiền mặt tại các cửa tiệm chơi pachinko (một loại máy đánh bạc của Nhật Bản) và trang sức bằng vàng trong một số ngôi nhà bỏ hoang.

Một ngôi nhà được dọn đi trong vội vã.
Một ngôi nhà được dọn đi trong vội vã.

Trên thực tế, mức phóng xạ tại Fukushima vẫn đang ở mức cao, do đó Loong buộc phải đeo mặt nạ phòng độc để bảo vệ bản thân. Hơn nữa, với tính chất nguy hiểm, toàn bộ thành phố luôn bị cảnh sát bao vây. Loong vì thế đã phải lựa chọn lúc nửa đêm để đột nhập vào thành phố.

Một shop quần áo, có lẽ khá nổi tiếng trong thành phố.
Một shop quần áo, có lẽ khá nổi tiếng trong thành phố.
Dù được... đọc chùa thoải mái trong tiệm sách nhưng có lẽ cũng không thấy vui vẻ gì trước khung cảnh này.
Dù được... đọc chùa thoải mái trong tiệm sách nhưng có lẽ cũng không thấy vui vẻ gì trước khung cảnh này.

Có nhiều thành phố bỏ hoang trên thế giới, nhưng có lẽ chẳng ở đâu giống Fukushima. Ở đây, đèn giao thông vẫn hoạt động, xe có thể vẫn ở trên đường, nhưng chẳng chiếc nào di chuyển. Và tuyệt nhiên không một bóng người.

 
Những ấn phẩm không dành cho trẻ con vẫn còn được trưng bày.
Những ấn phẩm không dành cho trẻ con vẫn còn được trưng bày.
Thành phố được vây bằng hàng rào, không cho phép người dân vượt qua.
Thành phố được vây bằng hàng rào, không cho phép người dân vượt qua.

Theo như Chính phủ Nhật Bản tuyên bố thì sau khoảng 30 năm, tức đến năm 2041, người dân có thể quay trở lại sinh sống tại Fukushima. Có điều, không rõ đến lúc đó có ai chịu quay về đây ở không. Điều này có lẽ nên để tương lai trả lời.

Theo Tri thức trẻ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới