5 nguyên tắc cơ bản khi đi lễ đền, chùa bạn cần biết

(Baonghean.vn) - Theo T.S Đinh Đức Tiến khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thế giới cửa Phật là thế giới của sự thuần khiết, thanh tịnh. Chỉ cần bước qua ngưỡng cửa Tam quan, người đi chùa sẽ bước vào một thế giới khác. Dù ở bên ngoài tâm có xáo động, hỗn độn đến đâu, thì khi bước vào cửa Phật cũng phải giữ cho tâm tịnh.

Vì thế, người đi lễ chùa cần trang bị cho mình 5 nguyên tắc sau khi hiện diện nơi cửa Phật:

1. Trang phục

Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Vì thế, khi đến cửa Phật bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn. Không mặc váy ngắn, áo cộc, váy xẻ, trang phục cut-out…

Đối với phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các Phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam. Ảnh: Internet
Nếu có thể, bạn hãy chọn những trang phục có cùng tông màu với loại áo tràng các phật tử thường mặc đi lễ chùa là màu nâu và lam. Ảnh: Internet

2. Sắm sửa lễ vật

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Ảnh: Internet
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Ảnh: Internet

3. Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Cầu nguyện là một biểu hiện lòng nhớ ơn, đền ơn đáp nghĩa đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân… một biểu hiện của tình thương yêu, quan tâm, lo lắng đến nhau như: cầu siêu, cầu an, sám hối … Ảnh: internet
Cầu nguyện là một biểu hiện lòng nhớ ơn, đền ơn đáp nghĩa đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân… một biểu hiện của tình thương yêu, quan tâm, lo lắng đến nhau như: cầu siêu, cầu an, sám hối … Ảnh: internet

4. Nguyên tắc ra, vào

Đền, chùa là nơi thanh tịnh, khi vào đền chùa cần phải đi nhẹ, nói khẽ.

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.

Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Ảnh: Internet
Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Ảnh: Internet

5. Nguyên tắc xưng hô

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca.

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Ảnh: Internet
Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Ảnh: Internet
Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Tin mới