6 cách đơn giản dạy trẻ biết cảm thông

Làm thế nào để nuôi dưỡng sự đồng cảm cho trẻ là câu hỏi mà nhiều phụ huynh đặt ra. Dưới đây là 6 cách để dạy con bạn học được cách cảm thông, dù là trẻ mới biết đi, ở lứa tuổi mẫu giáo hay đã đến trường.
  1. 1. Dạy trẻ về cảm xúc

Trẻ em không thể thấu hiểu những gì người khác đang cảm nhận nếu họ không biết cách gọi tên cảm xúc của chính mình. Khi một ngày của con trôi qua, hãy thử gọi tên những cảm xúc mà trẻ cảm thấy, và những cảm xúc chính bạn đang cảm nhận.

dạy trẻ biết cảm thông
 Ví dụ: "Bố thấy con hơi thất vọng khi chỉ còn lại một chiếc bánh phải không?"; "Mẹ đã cảm thấy lo lắng lúc chiếc xe không khởi động được"...

Không đứa trẻ nào quá nhỏ để bắt đầu nghe những từ gọi tên cảm xúc và học về ý nghĩa của chúng. Hiểu về cảm xúc của chính mình là bước đầu tiên để hiểu về cảm xúc của những người xung quanh.

  1. 2. Đọc và xem tivi với nhau

Ngay cả những cuốn sách giáo khoa đơn giản nhất cũng sẽ có những nhân vật mà con bạn có thể học cách đồng cảm từ đó. Hãy thử thảo luận thêm với con về cảm xúc mà những nhân vật đang cảm nhận được khi mạch truyện tiến triển, về những gì đang xảy ra trên màn hình. Đặt ra những câu hỏi như “Tại sao nhân vật này lại làm thế nhỉ?”; “Không biết cậu ấy đang nghĩ gì nhỉ?"...

  1. 3. Sau khi xung đột xảy ra, hãy thảo luận về những gì mọi người cảm thấy

Lúc con của bạn đang cãi cọ, đánh lộn với anh chị em thì đấy không phải là thời điểm thích hợp để thảo luận về cảm xúc. Nhưng khi những đứa trẻ bị tách ra và đã bình tĩnh lại, đó chính là lúc để lật lại vấn đề và nói về những cảm xúc của mỗi đứa trẻ.

Trẻ nhỏ có thể được hướng dẫn để định hình chính xác những gì chúng đã suy nghĩ hoặc cảm thấy vào thời điểm đó, từ đó giúp trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách thích hợp hơn.

Ví dụ: "Con có vẻ hơi nản khi bạn lái chiếc xe của con phải không? Mẹ nghĩ rằng đó là lý do tại sao con gây gổ. Đánh nhau không phải là điều mà một cậu bé ngoan sẽ làm, nhưng lần sau con có thể nói với bạn “Đến lượt tớ rồi và tớ sẽ trả xe cho cậu khi hết lượt của tớ”.

cam-thong2.jpg 
  1. 4. Hãy để trẻ thấy cách bạn giải quyết xung đột trong cuộc sống của mình

Hầu hết mọi người cứ tranh luận trước mặt bọn trẻ, mặc dù đúng ra bạn nên hạn chế điều này. Chìa khóa để đảm bảo rằng bất kỳ xung đột nào xảy ra cũng không ảnh hưởng xấu đến con bạn là bạn phải đảm bảo rằng nếu bạn tranh cãi trước mặt trẻ, bạn cũng phải giải quyết vấn đề trước mặt chúng.

Một điều rõ ràng rằng, nếu bạn không thể kiểm soát được giọng nói và ngôn từ của mình, hãy đợi đến khi trẻ không ở gần bạn, nhưng cũng có một nguyên tắc nho nhỏ là: Nếu trẻ không bao giờ được thấy quá trình giải quyết xung đột trong một mối quan hệ, chúng sẽ không thể tự mình giải quyết xung đột trong mối quan hệ của chúng sau này. Nhưng cũng cần có sự hợp tác từ người còn lại để vấn đề được giải quyết.

Vì vậy, nếu bạn và chồng đang tranh cãi, kiểu như phân chia việc nhà, hãy để trẻ chứng kiến lúc các bạn thỏa hiệp với nhau xem ai sẽ giặt quần áo và ai sẽ lái xe đưa con đi đá bóng. Việc này sẽ giúp trẻ sẽ thấy rằng, việc tranh cãi là bình thường, có thể giúp các bên thỏa thuận một cách hiệu quả, và rằng mọi người vẫn yêu thương nhau rất nhiều ngay cả khi họ bất đồng ý kiến.

Ví dụ: "Em biết anh mệt mỏi sau khi đi làm về, vì vậy anh có muốn em lái xe còn anh thì là quần áo, sau đó mình có thể cùng nhau gấp lại không?".

  1. 5. Nói hộ những người không thể tự nói được

Trẻ em thường thể hiện sự đồng cảm với trẻ sơ sinh mà luôn gợi ra sự đồng cảm một cách tự nhiên, như là một sự thích ứng tiến hóa để chúng luôn được chăm sóc bởi những người lớn hơn. Để tận dụng hiệu quả hiện tượng này, hãy thử thảo luận với con về những gì mà trẻ sơ sinh (hay vật nuôi) có thể cảm thấy.

Ví dụ: "Em bé kia trông có vẻ buồn bã. Con nghĩ có gì không ổn không? Con có nghĩ là bé đói hay mệt không?"; hoặc "Em bé đang dụi dụi vào bà ngoại. Liệu có phải em đang cố làm quen với bà không nhỉ?".

  1. 6. Trở thành hình mẫu cho những người khác biệt

Trẻ em thường bị thu hút bởi những người khác thường, chẳng hạn như trẻ thường hỏi rất to "Cái gì vậy hả mẹ?" khi nhìn thấy những người ngồi trên xe lăn. Nếu một đứa trẻ tò mò về một người khuyết tật, đừng chỉ nhấn mạnh vào sự khác biệt đó. Hãy kết bạn với người đó và cho con của bạn thấy rằng, người đó giống con chứ không hề khác biệt. Thông thường, người đó sẽ giải thích tình trạng khuyết tật của mình cho con bạn nghe, nếu trẻ được dạy hỏi những câu hỏi tôn trọng hơn.

Trên đây là một số lời khuyên nho nhỏ để bạn có thể giúp con có được sự đồng cảm và tử tế. Tuy nhiên, không gì hay hơn việc chính bạn trở thành hình mẫu và để trẻ quan sát, học từ chính bạn. Con của bạn sẽ học được nhiều nhất từ việc quan sát bạn tương tác với người khác một cách tử tế.

Tin mới