6 lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi

(Baonghean.vn) - Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, dễ bùng phát thành dịch và trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh sởi rất cao. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc hiệu, chỉ điều trị chủ yếu để phòng bội nhiễm và các biến chứng… Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sởi tại nhà.
Theo dõi nhiệt độ hàng ngày của trẻ; khi trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi, nghẹt mũi nên vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý, không nên sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc; nhỏ mắt thuốc chloramphenicol 0,1% khoảng 3 - 4 lần/ngày.
Theo dõi nhiệt độ hàng ngày của trẻ; khi trẻ có biểu hiện ho, sổ mũi, nghẹt mũi nên vệ sinh đường hô hấp bằng nước muối sinh lý, không nên sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc; nhỏ mắt thuốc chloramphenicol 0,1% khoảng 3 - 4 lần/ngày.
Cho trẻ ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu hóa, đủ chất. Đối với trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Trẻ đang ăn bổ sung ngoài sữa mẹ cần ưu tiên những thực phẩm giàu protid và caroten để nhanh chóng phục hồi sức khỏe; tránh bị suy dinh dưỡng và biến chứng do sởi.
Cho trẻ ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu hóa, đủ chất. Đối với trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng. Trẻ đang ăn bổ sung ngoài sữa mẹ cần ưu tiên những thực phẩm giàu protid và caroten để nhanh chóng phục hồi sức khỏe; tránh bị suy dinh dưỡng và biến chứng do sởi.
Khi bị sởi, trẻ dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.
Khi bị sởi, trẻ dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.
Giữ vệ sinh thân thể tốt để da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn; thường xuyên thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Cho trẻ ở phòng sáng, thoáng đãng, tránh gió lùa.
Giữ vệ sinh thân thể tốt để da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm vi khuẩn; thường xuyên thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Cho trẻ ở phòng sáng, thoáng đãng, tránh gió lùa.
Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa bằng thuốc sát khuẩn hoặc xà phòng… Làm sạch khuẩn những nơi vi khuẩn có thể lây lan. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ đang mắc sởi để tránh lây nhiễm cho mình và những người khác
Người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên rửa bằng thuốc sát khuẩn hoặc xà phòng… Làm sạch khuẩn những nơi vi khuẩn có thể lây lan. Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ đang mắc sởi để tránh lây nhiễm cho mình và những người khác.
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, không hạ sốt sau khi dùng thuốc, ho nhiều, khó thở, nôn trớ nhiều; có biểu hiện chói mắt, đi ngoài hoặc có các biểu hiện bất thường khác cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như đã hết sốt tự nhiên xuất hiện sốt lại, không hạ sốt sau khi dùng thuốc, ho nhiều, khó thở, nôn trớ nhiều; có biểu hiện chói mắt, đi ngoài... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Tin mới