Ấn Độ rơi vào thế kẹt giữa Pháp và Nga khi AUKUS ra đời

Pháp và Ấn Độ không có khả năng xảy ra bất kỳ rạn nứt nghiêm trọng nào trong quan hệ của họ với Mỹ, chẳng hạn như Pháp rời NATO và Ấn Độ rời Bộ Tứ, nhưng mối quan hệ của họ với Mỹ sẽ không như cũ do AUKUS.
Pháp giúp Ấn Độ về công nghệ tàu ngầm tấn công hạt nhân?

Sau khi rút quân khỏi Afghanistan, Mỹ nhận ra rằng, lựa chọn quân sự tốt nhất hiện nay là dựa vào một liên minh kiểu Chiến tranh Lạnh mà nòng cốt sẽ là những đối tác đáng tin cậy nhất của họ - tiền đề sự ra đời của quan hệ đối tác an ninh mới: Australia-Anh-Mỹ (AUKUS). Australia đã từ bỏ hợp đồng với Pháp đóng tàu ngầm thông thường trị giá 43 tỷ USD, chọn tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân dựa trên công nghệ Mỹ-Anh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Nguồn: wikipedia.org
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Nguồn: wikipedia.org
Australia luôn được coi là một đối tác cấp dưới và mặc dù người Anh đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân của họ tại đây, Canberra vốn tránh xa những gì liên quan đến hạt nhân. Nhưng dựa trên vai trò chung của họ trong Thế chiến I, II... Australia, cùng với Canada, New Zealand và Anh đã xây dựng một mạng lưới tình báo toàn cầu theo một thỏa thuận tối mật giữa Anh và Mỹ có từ năm 1947, được sửa đổi theo thời gian. AUKUS được coi là bản cập nhật của thỏa thuận đó theo yêu cầu cầu của kỷ nguyên mới.

Một nhược điểm lớn của AUKUS là bỏ rơi Pháp - quốc gia châu Âu duy nhất có 2 triệu công dân ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Paris sở hữu một Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng khoảng 11 triệu km2 và ủng hộ mạnh mẽ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc Australia hủy bỏ dự án trị giá 43 tỷ USD đã khiến Pháp cáo buộc Mỹ và Anh “đâm sau lưng”.

Trong khi đó, Ấn Độ tự ý thức rằng, Mỹ không coi họ là bình đẳng và rất lo điều đó biến quốc gia Nam Á này vĩnh viễn chỉ ở vị thế hạng hai. New Dehli đã và đang vận động theo cách để phát triển các khả năng đương đầu với bất kỳ hành động xâm lược nào của Trung Quốc trong tương lai ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đóng tàu sân bay bản địa thứ hai và đã quyết định mua 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ấn Độ đã chế tạo tàu ngầm lớp Arihant với sự giúp đỡ của Nga.

Có một trường phái cho rằng, Ấn Độ hiện có kinh nghiệm đáng kể trong việc chế tạo loại tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN), cũng có thể biến chúng thành tàu tấn công (SSN). Tàu ngầm tên lửa đạn đạo có tốc độ tối đa chỉ khoảng 18-20 hải lý/giờ khi lặn, nhưng một tàu ngầm tấn công phải có tốc độ tối đa 30-35 hải lý/giờ. Một lò phản ứng hạt nhân mạnh hơn sẽ yêu cầu thay đổi thiết kế cũng như khả năng chịu ứng suất cao hơn cho thân tàu và các bộ phận của nó.

Do bản chất mối quan hệ Mỹ-Anh-Australia rất khác so với quan hệ với Ấn Độ, nên cả Washington và London đều không dễ dàng chuyển giao bất kỳ công nghệ nào cho New Dehli. Hai nước này có công nghệ vượt trội với các lò phản ứng hạt nhân mới nhất không cần tiếp nhiên liệu trong suốt thời gian tồn tại, trong khi tàu Arihant sẽ phải được tiếp nhiên liệu sau mỗi 6 hoặc 7 năm.

Thông báo về AUKUS đã phản tác dụng đối với Mỹ sau khi họ xúc phạm đồng minh lâu đời nhất là Pháp và cũng dẫn đến sự phân biệt khó chịu về ưu thế Anh-Mỹ và sự lép vế của Ấn Độ trong Bộ Tứ. Những hậu quả này vẫn có thể kiểm soát được vì Pháp sẽ không rời NATO để phản đối việc thành lập liên minh như một số người đã suy đoán và Ấn Độ cũng sẽ không từ bỏ Bộ Tứ. Paris và New Dehli vẫn tin lợi ích quốc gia của họ được nâng cao khi tiếp tục tham gia vào các nỗ lực nhằm “kiềm chế” Trung Quốc.

Sự thâm hụt lòng tin lớn giữa họ và Mỹ sau những gì vừa xảy ra có thể làm giảm hiệu quả tổng thể của các biện pháp chung để “kiềm chế” Trung Quốc. Pháp và Ấn Độ coi Mỹ là không đáng tin cậy hơn bao giờ hết. 

Pháp ngây thơ trước Biden khi Tổng thống mới đắc cử hứa rằng “Nước Mỹ đã trở lại” và không giống như người tiền nhiệm, ông tôn trọng các đồng minh của Washington. Trong khi đó, New Delhi lo ngại rằng, người kế nhiệm Trump sẽ thỏa hiệp về lợi ích của Ấn Độ vì không đánh giá cao vai trò "ngăn chặn" Trung Quốc của đất nước họ nhiều như đảng Cộng hòa đã làm.

Điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với Pháp và Ấn Độ là tăng cường quyền tự chủ chiến lược của họ so với Mỹ sau khi cả hai đều bị AUKUS cho ra rìa. Họ cũng có nhu cầu bức thiết về việc phục hồi quyền lực mềm của họ ở trong và ngoài nước và lợi ích địa chính trị và uy tín của họ đang được đặt lên hàng đầu. Cả hai nhóm vấn đề có thể được giải quyết thỏa đáng thông qua các giải pháp được đề xuất với Nga.

Pháp và Ấn Độ sẽ củng cố quyền tự chủ chiến lược của họ bằng cách điều chỉnh cạnh tranh với Nga ở châu Phi và với Trung Quốc ở châu Á, điều này sẽ mở ra một loạt cơ hội địa chính trị mới cho họ mà trước đây họ không có. Người dân của họ sẽ hài lòng về cách các nhà lãnh đạo của họ đang thực hiện chính sách đối ngoại của họ một cách độc lập, đặc biệt là bất chấp sự nghi ngờ mong đợi của Mỹ, trong khi thế giới cũng sẽ ấn tượng với điều này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi; Nguồn: oneworld.press
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Nguồn: oneworld.press
Trong trường hợp không có được sự trợ giúp của Mỹ hoặc Anh, công nghệ Pháp có thể là một lựa chọn, mặc dù rất đắt đỏ. Có thể Pháp muốn quay lại với một dự án Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đây không phải là lần đầu tiên họ giúp Ấn Độ có được công nghệ quốc phòng mà Mỹ không muốn cung cấp. Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã tìm hiểu nhiều lựa chọn khác nhau cũng như lời đề nghị của Pháp về công nghệ lớp Barracuda của họ. Pháp hiện đang giúp Ấn Độ chế tạo tàu ngầm thông thường lớp Kalvari.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố chung cam kết “thực hiện một chương trình gồm các hành động cụ thể để bảo vệ một trật tự quốc tế đa phương thực sự”, điều có thể được hiểu là một tín hiệu cho Mỹ về sự bất mãn của họ đối với liên minh AUKUS. Hai quốc gia này quan tâm đến việc “liên kết nhiều mặt” với nhau để tạo ra một trục hợp tác đáng tin cậy hơn trong mạng lưới “ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng trên thế giới.

Ẩn số Nga

Khó khăn tiềm tàng duy nhất trong kịch bản này là sự cạnh tranh Pháp-Nga đang nổi lên đối với thị trường vũ khí của Ấn Độ. Paris gần đây đã trở thành một trong những đối tác hàng đầu của New Delhi - điều khiến đối tác lịch sử Moscow rất khó chịu. Nga đã tạo ra “phạm vi ảnh hưởng” rộng lớn trong không gian chiến lược này trong khi Pháp có thể thay thế vai trò hiện tại của Mỹ trong hợp tác quân sự với Ấn Độ.

Ấn Độ là một trong những nước mua vũ khí hàng đầu thế giới và sẽ tiếp tục cố gắng “kiềm chế” Trung Quốc dù có thể không ở mức độ mà Mỹ mong muốn. Nói một cách tương đối, việc mở rộng ảnh hưởng của Pháp ở Ấn Độ thông qua “ngoại giao quân sự” sẽ ôn hòa hơn so với đối tác Mỹ. Nga sẽ không muốn cả hai đối thủ có ảnh hưởng như vậy đối với đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền của mình. Nhưng nếu điều đó là không thể tránh khỏi ở một mức độ nào đó, thì lựa chọn Pháp vẫn tốt hơn Mỹ.

Trong trường hợp Mỹ đe dọa trừng phạt New Dehli vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, quyền tự chủ chiến lược của Ấn Độ sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực vì nước này có thể tách khỏi Mỹ và hướng tới Pháp để đáp ứng các nhu cầu quân sự của mình mà nước này cảm thấy thoải mái hơn khi dựa vào các nước phương Tây để đạt được hơn là dựa vào Nga vì bất cứ lý do gì.

Điều này cho thấy những cơ hội ngoại giao thú vị để Nga khám phá một hiệp ước “không xâm lược” với Pháp ở châu Phi và khả năng làm trung gian cho mối quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đều sẽ phục vụ lợi ích của họ đồng thời gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới Mỹ./.

Tin mới