Bài học từ con mương bị tắc ở Lạng Sơn ( Anh Sơn)

(Baonghean.vn) - Ở xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn thời gian qua, một số hộ dân sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng gieo mạ lên đủ ngày nhưng không thể cấy. Nguyên nhân bởi do tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép làm mương tiêu tắc nghẽn, đất ruộng ngập úng, trong khi chính quyền sở tại chậm kịp thời giải quyết.

Chuyển thông tin đến Báo Nghệ An ngày 1/3/2016, theo ông Lê Viết Tùng (trú tại xóm 2), ở xóm 1, xã Lạng Sơn có khu đất trồng lúa gọi là Đồn Cày rộng khoảng 30 sào, với chừng 10 hộ dân sản xuất nhưng hiện bị ngập úng. Lý do, trong nhiều năm qua, có ông Nguyễn Văn Kỳ (trú tại xóm 1) đã thực hiện việc hành vi lấn chiếm, đổ đất xuống mương, và xây dựng tường rào kiên cố khiến dân mất con mương.

Ông Lê Viết Tùng bên con mương và bức tường rào mà ông Nguyễn Văn Kỳ xây dựng.
Ông Lê Viết Tùng bên con mương và bức tường rào mà ông Nguyễn Văn Kỳ xây dựng.

 Ông Lê Viết Tùng cho hay, đã nhiều lần viết đơn kiến nghị nêu rõ sự việc gửi lên chính quyền xã Lạng Sơn và huyện Anh Sơn. Thế nhưng các kiến nghị của ông không được giải quyết triệt để, thậm chí, còn có những dấu hiệu cho thấy là dung túng cho việc làm trái của ông Kỳ.

“Năm 2015, khi tôi đổ đất nền để làm nhà cho con thì ông Kỳ đã đắp và lấn chiếm mất mương làm ruộng lúa của dân ngập nước. Khi đó, xã đã đình chỉ việc làm của ông Kỳ và vận động tôi làm một con mương tạm chạy cong trước nền đất của tôi để thoát nước cho dân trong thời gian xã xử lý. Dù xã đình chỉ, vậy mà ông Kỳ lại mua vật liệu xây dựng về xây kè, bờ rào vùng đất lấn chiếm. Tôi đã tiếp tục 3 lần lên trực tiếp báo cáo với chính quyền xã, thế nhưng xã vẫn không đình chỉ được, và ông Kỳ thì đã hoàn thành việc xây dựng. Vì vậy, tôi đề nghị Báo Nghệ An xác minh làm rõ sự việc này…” - ông Lê Viết Tùng viết.

Vị trí mương tiêu bị tắc.
Vị trí mương tiêu bị tắc.

Về hiện trạng mương tắc, ông Tùng giải thích: “Ông Kỳ lấn chiếm đất, chiếm mất mương mà xã không giải quyết. Đoạn mương này là do gia đình tôi tự tạo trước đất của mình. Thế nên chúng tôi đã đổ đất chặn lại để chính quyền phải làm rõ việc làm của ông Kỳ”.

Ông cho biết thêm: Khu vực này trước đây thuộc HTX vận tải. Mảnh đất của ông Kỳ hiện ở là của ông La Quang Tạo chuyển nhượng lại. Theo hồ sơ đất đai thể hiện tại Bộ thuế vườn của HTX vận tải, ông Tạo chỉ có 338m2 đất vườn; và 100 m2 đất cộng thêm. Thế nhưng hiện tại, khoảnh đất của ông Kỳ hiện rộng trên nghìn m2 (?)

Trước việc đồng ruộng bị ngập úng, mạ gieo quá ngày không cấy được, các hộ dân sản xuất ở khu vực Đồn Cày khi được hỏi rất nóng ruột và bức xúc. 

Ông Nguyễn Đình Hiên (hộ dâncó 5 sào ruộng tại Đồn Cày) nói: “Tôi và các hộ dân liên quan đã kêu lên xã. Ai đúng ai sai tôi không biết. Nhưng xã phải giải quyết việc tắc mương để người dân đảm bảo việc sản xuất. Nếu không giải quyết được xã phải chịu trách nhiệm với dân”.
Ông Nguyễn Đình Hiên (hộ dân có 5 sào ruộng tại Đồn Cày) nói: “Tôi và các hộ dân liên quan đã kêu lên xã. Ai đúng ai sai tôi không biết. Nhưng xã phải giải quyết việc tắc mương để người dân đảm bảo việc sản xuất. Nếu không giải quyết được xã phải chịu trách nhiệm với dân”.
Mạ người dân gieo đã quá ngày chưa thê cấy.
Vùng ruộng ở Đồn Cày ngập trong nước. Mạ người dân gieo đã quá ngày chưa thể cấy.

 Tại UBND xã Lạng Sơn, cán bộ địa chính công nhận thửa đất ông Nguyễn Văn Kỳ hiện đang sử dụng là chuyển nhượng từ ông La Quang Tạo, thể hiện tại bộ thuế vườn là 438m2, và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngày 4/8/2015, UBND xã Lạng Sơn từng đình chỉ việc xây dựng tường rào của ông Nguyễn Văn Kỳ. Tuy nhiên “chưa nắm chính xác diện tích đất ông Kỳ hiện đang sử dụng”, và “xã đang xác minh để làm rõ có hay không việc ông Kỳ lấn chiếm đất”. 

Theo cán bộ địa chính xã Lạng Sơn:

Nhưng Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Tám - người được giao giải quyết nội dung tố cáo khẳng định: Ông Nguyễn Văn Kỳ đã lấn chiếm đất công, làm thay đổi hiện trạng mương thoát nước. Xã đã giao cho gia đình ông Nguyễn Văn Kỳ, đầu tháng 4 phải tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm, nếu không xã sẽ thực hiện cưỡng chế. “Ông Kỳ đã hứa là sẽ tự tháo dỡ chứ không để xã phải thực hiện cưỡng chế” – ông Tám nói.

Ông Hoàng Văn Tám: Tôi đã lập giấy cam kết với gia đình ông Tùng là sẽ xử lý nội dung tố cáo theo đúng thời gian quy định và đề nghị gia đình để xã tháo đất đoạn tắc mương tiêu cho người dân sản xuất kịp thời vụ. Ông Tùng đã đồng tình nhưng các con của ông thì lo xã không giải quyết nên chưa chấp nhận. Những lần giải quyết trước như thế nào thì không biết, nhưng bây giờ tôi được giao nhiệm vụ, tôi cam kết sẽ làm đúng quy định của pháp luật. Nhân đây cũng đề nghị báo chí trao đổi lại như vậy với ông Tùng…”.
Ông Hoàng Văn Tám: Tôi đã lập giấy cam kết với gia đình ông Tùng là sẽ xử lý nội dung tố cáo theo đúng thời gian quy định và đề nghị gia đình để xã tháo đất đoạn tắc mương tiêu cho người dân sản xuất kịp thời vụ. Ông Tùng đã đồng tình nhưng các con của ông thì lo xã không giải quyết nên chưa chấp nhận. Chúng tôi cam kết sẽ làm đúng quy định của pháp luật”.

Ngày 11/3/2016, mương thoát nước khu ruộng Đồn Cày đã được giải phóng ách tắc để trở lại thông thoát; người dân đã đưa được mạ xuống ruộng gieo trồng. 

Qua xác minh, sự việc ông Lê Viết Tùng kiến nghị, khiếu nại rồi tố cáo các hành vi của ông Nguyễn Văn Kỳ qua nhiều thời gian và các nội dung là có thật.

Biển bản làn việc ngày 1/3/2016 có nêu những vi phạm của ông Nguyễn Văn Kỳ và kết luận chính quyền xã Lạng Sơn.
Biên bản làm việc ngày 1/3/2016 có nêu những vi phạm của ông Nguyễn Văn Kỳ và kết luận chính quyền xã Lạng Sơn.

Các hành vi lấn chiếm đất đai và xây dựng trái phép của ông Nguyễn Văn Kỳ là rõ ràng, vì vậy, việc chậm giải quyết đơn thư, chậm xử lý dứt điểm vi phạm đã cho thấy chính quyền xã Lạng Sơn (cả ở nhiệm kỳ trước) là chưa hoàn thành trách nhiệm.

Sau những lũy tre làng, luôn có những sự việc mà nếu chính quyền sở tại không kịp thời vào cuộc; hoặc vào cuộc nhưng có chút "tình riêng" hoặc dung túng sẽ đến dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ở trong câu chuyện này, để đơn thư khiếu nại kéo dài dẫn đến các gia đình liên quan khắc sâu mâu thuẫn; các hộ dân sản xuất ở Đồn Cày nói riêng và nhân dân Lạng Sơn thì giảm sút niềm tin vào chính quyền. Còn người vi phạm, ông Nguyễn Văn Kỳ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế vì công trình xây dựng buộc tháo dỡ. Bởi vậy, chính quyền xã Lạng Sơn (cũng như các địa phương khác) cần rút ra bài học kinh nghiệm; đừng bao giờ để tiếp diễn thêm một con mương tắc…

                                                                                                              Hà Giang

TIN LIÊN QUAN

Tin mới