Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Mùa xuân là thời điểm của những lễ hội vui chơi giải trí trên khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là lúc nam thanh nữ tú người Mông trên vùng rẻo cao Nghệ An bước vào hội ném pao. Nơi họ tìm đến thường là những bãi đất rộng trên bản làng, nơi đó tập trung hàng chục người vui chơi từ ngày này sang ngày khác.

Mùa xuân là thời điểm của những lễ hội vui chơi giải trí trên khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là lúc nam thanh nữ tú người Mông trên vùng rẻo cao Nghệ An bước vào hội ném pao. Nơi họ tìm đến thường là những bãi đất rộng trên bản làng, nơi đó tập trung hàng chục người vui chơi từ ngày này sang ngày khác.

Mới sáng sớm, những cô gái người Mông ở xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) đã xúng xính trong bộ váy áo truyền thống, theo lời hẹn đến sân tham gia hội ném pao.
Mới sáng sớm, những cô gái người Mông ở xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) đã xúng xính trong bộ váy áo truyền thống, theo lời hẹn đến sân tham gia hội ném pao. 
Quả pao có thể là những trái tennis hay những mảnh vải mềm được cuốn tròn lại với nhau.
Quả pao có thể là những trái tennis hay những mảnh vải mềm được cuốn tròn lại với nhau.
Ném pao còn là dịp để nam thanh nữ tú người Mông tìm hiểu nhau. Trong lúc ném qua ném lại, họ hát đối đáp để thăm dò ý tứ của đối phương. Đại ý cô gái mở đầu: “Người con trai ta yêu ơi, năm nay đẹp và may mắn cho em được gặp anh. Anh ở bản nào lên đây, tại sao lại biết nói chuyện vui làm cho người con gái như em không muốn đi làm ăn nữa. Bố mẹ anh ăn gì sinh ra anh đẹp trai như thế?...” Và người con trai đối lại: “Người con gái đẹp gái ơi, anh ở bản… lên, hôm nay là ngày Tết anh may mắn được gặp em, trong lòng anh đã trộm yêu em rồi. Bố mẹ anh ăn rau muối sinh ra anh thôi…”
Ném pao còn là dịp để nam thanh nữ tú người Mông tìm hiểu nhau. Trong lúc ném qua ném lại, họ hát đối đáp để thăm dò ý tứ của đối phương. Đại ý cô gái mở đầu: “Người con trai ta yêu ơi, năm nay đẹp và may mắn cho em được gặp anh. Anh ở bản nào lên đây, tại sao lại biết nói chuyện vui làm cho người con gái như em không muốn đi làm ăn nữa. Bố mẹ anh ăn gì sinh ra anh đẹp trai như thế?...” 
 Và người con trai đối lại: “Người con gái đẹp gái ơi, anh ở bản… lên, hôm nay là ngày Tết anh may mắn được gặp em, trong lòng anh đã trộm yêu em rồi. Bố mẹ anh ăn rau muối sinh ra anh thôi…”
Clip: Hội ném pao
Những em bé người Mông cũng được bố mẹ sắm cho bộ váy áo mới đến xem anh chị ném pao.
Những em bé người Mông cũng được bố mẹ sắm cho bộ váy áo mới đến xem anh chị ném pao.
Những người lớn tuổi trong bản cũng đến sân xem con em mình ném pao tìm người yêu. Đây là một nét văn hóa truyền thống trong đời sống dân tộc Mông. Những người quanh năm miệt mài, vất vả với nương rẫy, núi rừng nhưng đến thời điểm này họ vui chơi rất thoải mái. Cuộc vui cứ thế kéo dài có khi đến nửa tháng Giêng.

Những người lớn tuổi trong bản cũng đến sân xem con em mình ném pao tìm người yêu. Đây là một nét văn hóa truyền thống trong đời sống dân tộc Mông. Những người quanh năm miệt mài, vất vả với nương rẫy, núi rừng nhưng đến thời điểm này họ vui chơi rất thoải mái. Cuộc vui cứ thế kéo dài có khi đến nửa tháng Giêng.

Tin mới