Bánh đa sắn của quê nghèo hút khách thập phương

(Baonghean.vn) - Gần chục năm nay, người xã Thanh Tường (Thanh Chương - Nghệ An) đã gắn bó nghề làm bánh đa sắn; công việc tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân nơi đây.

Lúc mới manh nha chỉ có vài gia đình trong xóm 1, xã Thanh Tường làm bánh đa sắn, nay cả xóm đã hơn 30 nhà theo nghề. Nguyên liệu làm bánh là củ sắn tươi Hòa Bình, được người dân ở các xã Thanh Thịnh, Thanh Hương, vùng tái định cư đưa đến nhập với giá 3000 đồng/kg. Sắn củ được bóc vỏ, ngâm nước trước khi làm bánh. Ảnh: Huy Thư
Mới đầu, chỉ có vài gia đình trong xóm 1, xã Thanh Tường làm bánh đa sắn. Nay cả xóm đã hơn 30 nhà theo nghề. Nguyên liệu làm bánh là củ sắn tươi được người dân ở các xã Thanh Thịnh, Thanh Hương, vùng tái định cư đến nhập với giá 3.000 đồng/kg. Sắn củ được bóc vỏ, ngâm nước trước khi làm bánh. Ảnh: Huy Thư
Ngày trước, khi chưa có máy mài, công đoạn mài sắn bằng tay tốn khá nhiều công sức. Nay có máy mài, 5 - 6 yến sắn củ, chỉ cần mài trong 20 - 30 phút là xong, vừa nhanh, vừa nhuyễn. Ảnh: Huy Thư
Ngày trước, khi chưa có máy mài, công đoạn mài sắn bằng tay tốn khá nhiều công sức. Nay có máy mài, 5 - 6 yến sắn củ, chỉ cần mài trong 20 - 30 phút là xong, vừa nhanh, vừa nhuyễn. Ảnh: Huy Thư
Sau khi mài, thêm 1 ít muối là bột sắn được đưa ra làm bánh ngay. Kinh nghiệm của người dân làng nghề cho thấy, bột càng tươi thì bánh càng sáng, càng ngọt. Ảnh: Huy Thư
Sau khi mài, thêm 1 ít muối, bột sắn được đưa ra làm bánh ngay. Kinh nghiệm của người dân làng nghề cho thấy, bột càng tươi thì bánh càng sáng, càng ngọt. Ảnh: Huy Thư
Người dân làm bánh đa sắn theo dõi thời tiết khá kỹ, chọn ngày nắng ráo mới làm. Hôm nào làm bánh, họ thức dậy từ 1 - 2 h sáng và làm cho đến 7 - 8 h mới xong. Chị Lưu Thị Hòa (43 tuổi), một người làm bánh lâu năm trong xóm cho biết, 1 kg sắn củ làm được 5 chiếc bánh đa, mỗi ngày nhà chị làm hết 60 - 80 kg sắn tươi. Ảnh: Huy Thư
Người dân làm bánh đa sắn theo dõi thời tiết khá kỹ, chọn ngày nắng ráo mới làm. Hôm nào làm bánh, họ thức dậy từ 1 - 2 h sáng và làm cho đến 7 - 8 h mới xong. Chị Lưu Thị Hòa (43 tuổi), một người làm bánh lâu năm trong xóm cho biết, 1 kg sắn củ làm được 5 chiếc bánh đa, mỗi ngày nhà chị làm hết 60 - 80 kg sắn tươi. Ảnh: Huy Thư
Làm bánh đa sắn không phải tráng trên khuôn vải như làm bánh đa gạo mà dùng vỏ chai dạt bột đựng trong 2 tấm nilon. Nhờ bàn tay khéo léo của người làm mà bột được dạt mỏng và tròn đều. Ảnh: Huy Thư
Làm bánh đa sắn không phải tráng trên khuôn vải như làm bánh đa gạo mà dùng vỏ chai dạt bột đựng trong 2 tấm nilon. Nhờ bàn tay khéo léo của người làm mà bột được dạt mỏng và tròn đều. Ảnh: Huy Thư
Sau khi dạt xong, bánh đa sắn được thả vào nồi có vỉ tre để hấp chín. Ảnh: Huy Thư
Sau khi dạt xong, bánh đa sắn được thả vào nồi có vỉ tre để hấp chín. Ảnh: Huy Thư
Người dân làng nghề dùng xe rùa chở bánh đi phơi. Ảnh: Huy Thư
Người dân làng nghề chở bánh đi phơi. Ảnh: Huy Thư
Đến xóm 1, xã Thanh Tường những ngày trời nắng, khắp các đường làng, ngõ xóm, bờ rào, mái nhà… đều phơi đầy những mên bánh đa sắn. Ảnh: Huy Thư
Đến xóm 1, xã Thanh Tường những ngày trời nắng, khắp các đường làng, ngõ xóm, bờ rào, mái nhà… đều phơi đầy những mên bánh đa sắn. Ảnh: Huy Thư
Bánh đa sắn phơi lâu khô hơn bánh đa gạo. Vài tiếng đồng hồ sau khi phơi, bánh sẽ được trở dưới lên trên để khô cho đều. Ảnh: Huy Thư
Bánh đa sắn phơi lâu khô hơn bánh đa gạo. Vài tiếng đồng hồ sau khi phơi, bánh sẽ được trở dưới lên trên để khô cho đều. Ảnh: Huy Thư
Trong xóm có vợ chồng cụ Nguyễn Gia Lương (78 tuổi) vẫn tích cực tham gia làm bánh. Mỗi buổi sáng, 2 cụ cũng làm được vài yến sắn tươi. Đặc biệt, cụ Lương là người sản xuất máy mài sắn cho cả làng. Ảnh: Huy Thư
Trong xóm có vợ chồng cụ Nguyễn Gia Lương (78 tuổi) vẫn tích cực tham gia làm bánh. Mỗi buổi sáng, 2 cụ cũng làm được vài yến sắn tươi. Đặc biệt, cụ Lương là người sản xuất máy mài sắn cho cả làng. Ảnh: Huy Thư
Cũng như bánh đa gạo, bánh đa sắn được phơi vừa khô thì thu dọn, không để bánh khô quá dễ vỡ, cong queo. Ảnh: Huy Thư
Cũng như bánh đa gạo, bánh đa sắn được phơi vừa khô thì thu dọn, không để bánh khô quá dễ vỡ, cong queo. Ảnh: Huy Thư
Bánh sau khi phơi được xếp thành chồng và được ép bằng một tấm gỗ cho phẳng phiu. Ảnh: Huy Thư
Bánh sau khi phơi được xếp thành chồng và được ép bằng một tấm gỗ cho phẳng phiu. Ảnh: Huy Thư
Bánh đa sắn Thanh Tường thơm ngon được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Sản phẩm làm ra được lái buôn đến thu mua ngay tại nhà với giá 1.400 - 1.500 đồng/chiếc. Ông Nguyễn Thế Hòa -xóm trưởng xóm 1 cho biết: Nghề làm bánh đa sắn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, đã tạo việc làm cho nhiều lao động và đem lại thu nhập khá cho người dân trong xóm. Ảnh: Huy Thư
Bánh đa sắn Thanh Tường thơm ngon được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Sản phẩm làm ra được lái buôn đến thu mua ngay tại nhà với giá 1.400 - 1.500 đồng/chiếc. Ông Nguyễn Thế Hòa -xóm trưởng xóm 1 cho biết: Nghề làm bánh đa sắn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, đã tạo việc làm cho nhiều lao động và đem lại thu nhập khá cho người dân trong xóm. Ảnh: Huy Thư

Huy Thư

TIN LIÊN QUAN

Tin mới