Bảo Nam - xa và khó

(Baonghean.vn)-  Bảo Nam là một trong những xã nghèo nhất của huyện biên giới Kỳ Sơn với tỷ lệ hộ nghèo lên đến 71%. Theo người dân địa phương, một trong những trở ngại lớn nhất khiến nhiều hộ khó vươn lên phát triển kinh tế là do đường giao thông còn quá khó khăn.
Bảo Nam là xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Kỳ Sơn. Đây là một trong những thủ phủ của người Khơ Mú. Trong tổng số 720 hộ dân của xã thì có tới 525 hộ nghèo (72,92%), 119 hộ cận nghèo (16,2%). Ảnh: Googlemap.

Bảo Nam là xã đặc biệt khó khăn của huyện biên giới Kỳ Sơn. Đây là một trong những thủ phủ của người Khơ Mú. Trong tổng số 720 hộ dân của xã thì có tới 525 hộ nghèo (72,92%), 119 hộ cận nghèo (16,2%). Ảnh: Googlemap.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau trận lũ quét, ngập lụt vào tháng 10/2022, quãng đường từ Quốc lộ 7 đi vào trung tâm xã Bảo Nam có độ dài khoảng 19km nhiều đoạn đã xuống cấp, mặt đường bị sụt lún xuống 20-30cm. Ảnh: HT

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sau trận lũ quét, ngập lụt vào tháng 10/2022, quãng đường từ Quốc lộ 7 đi vào trung tâm xã Bảo Nam có độ dài khoảng 19km nhiều đoạn đã xuống cấp, mặt đường bị sụt lún xuống 20-30cm. Ảnh: HT

Trục đường chính nối Quốc lộ 7 đi qua xã Hữu Lập đến Bảo Nam xuất hiện nhiều “ổ voi ổ gà” khiến phương tiện qua lại khó khăn và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ảnh: HT

Trục đường chính nối Quốc lộ 7 đi qua xã Hữu Lập đến Bảo Nam xuất hiện nhiều “ổ voi ổ gà” khiến phương tiện qua lại khó khăn và tiềm ẩn tai nạn giao thông. Ảnh: HT

Ông Cụt Phò Anh - Trưởng bản Hín Pèn xã Bảo Nam cho biết, chăn nuôi bò là mũi nhọn phát triển kinh tế ở Bảo Nam. Song do đường giao thông nhỏ hẹp, lại xuống cấp nên người dân muốn bán trâu bò cũng rất khó khăn, phải dắt trâu, bò đi xa hàng chục cây số mới có xe của thương lái thu mua. Ảnh: HT
Ông Cụt Phò Anh - Trưởng bản Hín Pèn xã Bảo Nam cho biết, chăn nuôi bò là mũi nhọn phát triển kinh tế ở Bảo Nam. Song do đường giao thông nhỏ hẹp, lại xuống cấp nên người dân muốn bán trâu bò cũng rất khó khăn, phải dắt trâu, bò đi xa hàng chục cây số mới có xe của thương lái thu mua. Ảnh: HT
Đường vào khu sản xuất của người dân xã Bảo Nam hầu như phải đi bộ, men theo các triền núi hẹp và dốc. Ảnh: HT
Đường vào khu sản xuất của người dân xã Bảo Nam hầu như phải đi bộ, men theo các triền núi hẹp và dốc. Ảnh: HT
Địa hình đồi núi ở xã Bảo Nam có độ dốc lớn nên người dân không có nhiều quỹ đất để xây dựng, sản xuất. Nhiều hộ phải dùng cây cối kè đắp đất để làm sân, vườn. Muốn mua nguyên vật liệu xây nhà cũng khó khăn vì ngoài giá thành vật liệu còn phải thêm chi phí vận chuyển cao. Ảnh: HT
Địa hình đồi núi ở xã Bảo Nam có độ dốc lớn nên người dân không có nhiều quỹ đất để xây dựng, sản xuất. Nhiều hộ phải dùng cây cối kè đắp đất để làm sân, vườn. Muốn mua nguyên vật liệu xây nhà cũng khó khăn vì ngoài giá thành vật liệu còn phải thêm chi phí vận chuyển cao. Ảnh: HT
Lãnh đạo UBND xã Bảo Nam cho biết, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề làm lúa rẫy, kết hợp trồng ngô, sắn, khoai sọ và chăn nuôi. Vì xe ô tô không đến được các bản do đường sá khó khăn nên nông sản làm ra rất khó tiêu thụ, bà con phải sản xuất cầm chừng, chủ yếu phục vụ trong gia đình. Bởi vậy, người dân đã nhiều lần ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp bày tỏ mong muốn tuyến đường Hữu Lập - Bảo Nam sớm được sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời muốn các cấp ngành hỗ trợ thêm để địa phương mở rộng, nâng cấp các tuyến đường nội xã, nhất là đường ra các khu sản xuất nhằm giúp nhân dân có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ảnh: HT
Lãnh đạo UBND xã Bảo Nam cho biết, người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề làm lúa rẫy, kết hợp trồng ngô, sắn, khoai sọ và chăn nuôi. Vì xe ô tô không đến được các bản do đường sá khó khăn nên nông sản làm ra rất khó tiêu thụ, bà con phải sản xuất cầm chừng, chủ yếu phục vụ trong gia đình. Bởi vậy, người dân đã nhiều lần ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp bày tỏ mong muốn tuyến đường Hữu Lập - Bảo Nam sớm được sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời muốn các cấp ngành hỗ trợ thêm để địa phương mở rộng, nâng cấp các tuyến đường nội xã, nhất là đường ra các khu sản xuất nhằm giúp nhân dân có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản. Ảnh: HT

Tin mới