Bật mí về huyền thoại súng trường CKC của quân đội Việt Nam

Bên cạnh khẩu AK-47 nổi tiếng, súng trường CKC cũng là mẫu vũ khí được nhắc đến nhiều trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Súng trường CKC là cách gọi chủ yếu của Việt Nam dựa theo tên viết tắt từ ngôn ngữ tiếng Nga Самозарядный карабин системы Симонова - nghĩa là súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov. Các tài liệu tiếng Anh thì gọi nó là SKS khi phiên âm hệ chữ viết Kirin sang tiếng Anh - Samozaryadnyj Karabin Simonova. CKC cũng gắn liền với tên tuổi của AK-47 như một bộ đôi vũ khí huyền thoại gắn liền với hình ảnh Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: military-today.
Súng trường CKC là cách gọi chủ yếu của Việt Nam dựa theo tên viết tắt từ ngôn ngữ tiếng Nga Самозарядный карабин системы Симонова - nghĩa là súng trường nạp đạn tự động cơ cấu Simonov. Các tài liệu tiếng Anh thì gọi nó là SKS khi phiên âm hệ chữ viết Kirin sang tiếng Anh - Samozaryadnyj Karabin Simonova. CKC cũng gắn liền với tên tuổi của AK-47 như một bộ đôi vũ khí huyền thoại gắn liền với hình ảnh Liên Xô trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: military-today.
Đề án phát triển một mẫu súng trường bán tự động để thay thế Mosin-Nagant được Liên Xô thực hiện từ năm 1943 và Sergei Gavrilovich Simonov - cha đẻ của CKC là một trong những thiết kế sư được giao nhiệm vụ này. Theo đó, ông phải thiết kế một nguyên mẫu súng trường bán tự động hoàn toàn mới sử dụng đạn 7.62x39mm M43 thay vì đạn MMR 7.62x54mm đang được Quân đội Liên Xô sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Đề án phát triển một mẫu súng trường bán tự động để thay thế Mosin-Nagant được Liên Xô thực hiện từ năm 1943 và Sergei Gavrilovich Simonov - cha đẻ của CKC là một trong những thiết kế sư được giao nhiệm vụ này. Theo đó, ông phải thiết kế một nguyên mẫu súng trường bán tự động hoàn toàn mới sử dụng đạn 7.62x39mm M43 thay vì đạn MMR 7.62x54mm đang được Quân đội Liên Xô sử dụng. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nhu cầu sở hữu một mẫu súng trường sử dụng đạn 7.62x39mm của Liên Xô xuất phát từ chính yêu cầu thực tế trên chiến trường khi hầu hết các đợt giao tranh bằng súng bộ binh đều nằm trong phạm vi từ 300-700m thay vì 1.000m như suy tính ban đầu của các tướng lĩnh Liên Xô. Nguồn ảnh: military-today.
Nhu cầu sở hữu một mẫu súng trường sử dụng đạn 7.62x39mm của Liên Xô xuất phát từ chính yêu cầu thực tế trên chiến trường khi hầu hết các đợt giao tranh bằng súng bộ binh đều nằm trong phạm vi từ 300-700m thay vì 1.000m như suy tính ban đầu của các tướng lĩnh Liên Xô. Nguồn ảnh: military-today.
Do đó các mẫu súng trường sử dụng đạn 7.62x54mm không phát huy hết được hiệu quả của mình, bản thân chúng cũng có trọng lượng lẫn kích thước quá lớn để có thể giúp binh sĩ cơ động hơn trên chiến trường nhất là trong môi trường chật hẹp. Trước súng trường CKC, Sergei Simonov cũng sở hữu hai thiết kế nổi tiếng khác là SVT-40 và AVS-36 nhưng chúng đều sử dụng đạn 7.62x54mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do đó các mẫu súng trường sử dụng đạn 7.62x54mm không phát huy hết được hiệu quả của mình, bản thân chúng cũng có trọng lượng lẫn kích thước quá lớn để có thể giúp binh sĩ cơ động hơn trên chiến trường nhất là trong môi trường chật hẹp. Trước súng trường CKC, Sergei Simonov cũng sở hữu hai thiết kế nổi tiếng khác là SVT-40 và AVS-36 nhưng chúng đều sử dụng đạn 7.62x54mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nguyên mẫu CKC đầu tiên được đưa vào sản xuất hàng loạt là CKC-45 trong giai đoạn cuối năm 1944 và đầu năm 1945, CKC tham gia CTTG 2 khá trễ khi cuộc chiến đã gần kết thúc. Trận đánh đầu tiên có sự tham gia của CKC là ở Mặt trận Belarus với số lượng được trang bị khá nhỏ nhưng chúng lại nhận được đánh giá tích cực từ các binh sĩ sử dụng hướng tới việc đưa vào trang bị hàng loạt. Nguồn ảnh: Tumblr.
Nguyên mẫu CKC đầu tiên được đưa vào sản xuất hàng loạt là CKC-45 trong giai đoạn cuối năm 1944 và đầu năm 1945, CKC tham gia CTTG 2 khá trễ khi cuộc chiến đã gần kết thúc. Trận đánh đầu tiên có sự tham gia của CKC là ở Mặt trận Belarus với số lượng được trang bị khá nhỏ nhưng chúng lại nhận được đánh giá tích cực từ các binh sĩ sử dụng hướng tới việc đưa vào trang bị hàng loạt. Nguồn ảnh: Tumblr.
Nhưng mãi đến năm 1949, bốn năm sau chiến tranh, súng trường bán tự động CKC mới được đưa vào trang bị chính thức. Tuy nhiên nó chỉ đóng vai trò là bước đệm cho một dòng súng mới khác của Liên Xô đó chính là súng trường tấn công AK-47 do Mikhail Kalashnikov chế tạo. Quá trình sản xuất CKC cũng chỉ ở mức cầm chừng và nó không thực sự được trang bị rộng rãi như AK-47 trong khoảng thời gian sau đó. Nguồn ảnh: military-today.
Nhưng mãi đến năm 1949, bốn năm sau chiến tranh, súng trường bán tự động CKC mới được đưa vào trang bị chính thức. Tuy nhiên nó chỉ đóng vai trò là bước đệm cho một dòng súng mới khác của Liên Xô đó chính là súng trường tấn công AK-47 do Mikhail Kalashnikov chế tạo. Quá trình sản xuất CKC cũng chỉ ở mức cầm chừng và nó không thực sự được trang bị rộng rãi như AK-47 trong khoảng thời gian sau đó. Nguồn ảnh: military-today.
So với các mẫu súng hiện đại, CKC có những nét đặc trưng của một khẩu súng trường tấn công hiện đại nhưng lại có hình hài của một mẫu súng trường cơ bản trong CTTG 2. Với việc thân súng được làm hầu hết bằng gỗ đã một phần nào đó nói lên điều này mặc dù CKC có những cải tiến đáng kể so với những người tiền nhiệm của mình. Nguồn ảnh: military-today.
So với các mẫu súng hiện đại, CKC có những nét đặc trưng của một khẩu súng trường tấn công hiện đại nhưng lại có hình hài của một mẫu súng trường cơ bản trong CTTG 2. Với việc thân súng được làm hầu hết bằng gỗ đã một phần nào đó nói lên điều này mặc dù CKC có những cải tiến đáng kể so với những người tiền nhiệm của mình. Nguồn ảnh: military-today.
Một khẩu CKC nặng khoảng 3.8kg kể cả đạn và chiều dài cơ sở có nó lên tới hơn 1m với nòng súng dài 520mm. Nó được tạo nên chủ yếu từ gỗ và thép với thiết kế đơn giản tuy nhiên lại đòi hỏi quá trình gia công phức tạp hơn một số mẫu súng trường cùng thời. Nguồn ảnh: 7-62.com
Một khẩu CKC nặng khoảng 3.8kg kể cả đạn và chiều dài cơ sở có nó lên tới hơn 1m với nòng súng dài 520mm. Nó được tạo nên chủ yếu từ gỗ và thép với thiết kế đơn giản tuy nhiên lại đòi hỏi quá trình gia công phức tạp hơn một số mẫu súng trường cùng thời. Nguồn ảnh: 7-62.com
CKC sử dụng cơ chế trích khí ngắn, với viên đạn đầu tiên được khai hỏa bằng một lượng khí thuốc súng được trích ra và đẩy vào ống trích khí tạo ra lực đẩy lùi cụm cơ cấu móc đạn. Cụm cơ cấu này lùi về sau và ngay lập tức đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài, nén lò xo phía sau lại rồi bật trở lại nhờ lực đàn hồi và móc viên đạn tiếp theo vào bệ khóa nòng, sẵn sàng cho phát bắn kế tiếp. Nguồn ảnh: military-today.
CKC sử dụng cơ chế trích khí ngắn, với viên đạn đầu tiên được khai hỏa bằng một lượng khí thuốc súng được trích ra và đẩy vào ống trích khí tạo ra lực đẩy lùi cụm cơ cấu móc đạn. Cụm cơ cấu này lùi về sau và ngay lập tức đẩy vỏ đạn cũ ra ngoài, nén lò xo phía sau lại rồi bật trở lại nhờ lực đàn hồi và móc viên đạn tiếp theo vào bệ khóa nòng, sẵn sàng cho phát bắn kế tiếp. Nguồn ảnh: military-today.
Như đã nói ở trên, súng trường CKC sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.62x39mm, tuy nhiên nó không được trang bị hộp tiếp đạn rời mà thay vào đó là một hộp tiếp đạn cố định có khả năng chứa 10 viên, đi kèm với đó là kẹp đạn 10 viên dành cho CKC. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến CKC không được trọng dụng. Nguồn ảnh: military-today.
Như đã nói ở trên, súng trường CKC sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.62x39mm, tuy nhiên nó không được trang bị hộp tiếp đạn rời mà thay vào đó là một hộp tiếp đạn cố định có khả năng chứa 10 viên, đi kèm với đó là kẹp đạn 10 viên dành cho CKC. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến CKC không được trọng dụng. Nguồn ảnh: military-today.
Bên cạnh đó, súng CKC cũng được trang bị sẵn một lưỡi lê gắn cố định trên súng thiết kế này vốn suốt hiện ở các mẫu súng trường trong CTTG 2 và vẫn được giữ nguyên cho đến thời của CKC. Nguồn ảnh: military-today.
Bên cạnh đó, súng CKC cũng được trang bị sẵn một lưỡi lê gắn cố định trên súng thiết kế này vốn suốt hiện ở các mẫu súng trường trong CTTG 2 và vẫn được giữ nguyên cho đến thời của CKC. Nguồn ảnh: military-today.
Một điểm nhấn trên CKC có thể được kể tới là thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn của nó có thiết kế gần tương tự trên AK-47, với thước đo khoảng cách từ 100-1.000m. Trong khi đó tầm bắn hiệu quả của mẫu súng này chỉ khoảng 400m và thước ngắm của nó cũng giới hạn ở khoảng cách 300m, với tốc độ bắn tối đa 400 viên/phút và 40 viên/phút trong điều kiện thực tế. Nguồn ảnh: military-today.
Một điểm nhấn trên CKC có thể được kể tới là thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn của nó có thiết kế gần tương tự trên AK-47, với thước đo khoảng cách từ 100-1.000m. Trong khi đó tầm bắn hiệu quả của mẫu súng này chỉ khoảng 400m và thước ngắm của nó cũng giới hạn ở khoảng cách 300m, với tốc độ bắn tối đa 400 viên/phút và 40 viên/phút trong điều kiện thực tế. Nguồn ảnh: military-today.
Tính tới thời điểm hiện tại thì CKC là mẫu súng trường bán tự động được sản xuất nhiều nhất thế giới với hơn 15 triệu khẩu đó là chưa kể tới các biến thể của nó được sản xuất bất hợp pháp tại nhiều quốc gia. Và giống như AK-47, CKC tham gia hầu hết mọi cuộc chiến kể từ sau CTTG 2 cho đến nay, nó vẫn còn được sử dụng khá phổ biến tại Trung Đông và cả Châu Phi nhờ việc sử dụng chung cơ đạn với AK-47. Nguồn ảnh: military-today.
Tính tới thời điểm hiện tại thì CKC là mẫu súng trường bán tự động được sản xuất nhiều nhất thế giới với hơn 15 triệu khẩu đó là chưa kể tới các biến thể của nó được sản xuất bất hợp pháp tại nhiều quốc gia. Và giống như AK-47, CKC tham gia hầu hết mọi cuộc chiến kể từ sau CTTG 2 cho đến nay, nó vẫn còn được sử dụng khá phổ biến tại Trung Đông và cả Châu Phi nhờ việc sử dụng chung cơ đạn với AK-47. Nguồn ảnh: military-today.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trang bị số lượng lớn súng trường CKC. Nó được quân đội ta trang bị từ cuối những năm 1950 đầu những năm 1960 và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. CKC hiện tại chỉ được trang bị cho các đơn vị dân quân tự vệ hoặc các đơn vị tiêu binh thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: military-today.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trang bị số lượng lớn súng trường CKC. Nó được quân đội ta trang bị từ cuối những năm 1950 đầu những năm 1960 và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. CKC hiện tại chỉ được trang bị cho các đơn vị dân quân tự vệ hoặc các đơn vị tiêu binh thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: military-today.
Bên cạnh AK-47, CKC còn là nỗi kiếp sợ của quân Mỹ và tay sai trong Chiến tranh Việt Nam bởi khả năng tác chiến hiệu quả của mẫu súng trường này trong chiến tranh du kích. Và trước khi có sự xuất hiện của M16 thì mẫu súng trường tự động M14 của Mỹ hoàn toàn lép vế trước CKC. Nguồn ảnh: AR15.com
Bên cạnh AK-47, CKC còn là nỗi kiếp sợ của quân Mỹ và tay sai trong Chiến tranh Việt Nam bởi khả năng tác chiến hiệu quả của mẫu súng trường này trong chiến tranh du kích. Và trước khi có sự xuất hiện của M16 thì mẫu súng trường tự động M14 của Mỹ hoàn toàn lép vế trước CKC. Nguồn ảnh: AR15.com
Sau 70 năm hoạt động, súng CKC vẫn được mệnh danh là một trong những mẫu vũ khí bất tử, bên cạnh AK-47 khi chúng vẫn chứng minh được mình vẫn còn hiệu quả trên chiến trường ở nhiều góc độ khác nhau. Và điều một người lính cần ở một khẩu súng luôn bên cạnh mình đều xuất hiện trên CKC hoặc Ak-47 đã giúp chúng tồn tại mãi mãi với thời gian. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau 70 năm hoạt động, súng CKC vẫn được mệnh danh là một trong những mẫu vũ khí bất tử, bên cạnh AK-47 khi chúng vẫn chứng minh được mình vẫn còn hiệu quả trên chiến trường ở nhiều góc độ khác nhau. Và điều một người lính cần ở một khẩu súng luôn bên cạnh mình đều xuất hiện trên CKC hoặc Ak-47 đã giúp chúng tồn tại mãi mãi với thời gian. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo Kienthuc.net

TIN LIÊN QUAN

Tin mới