Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An: Phương pháp điều trị đau cột sống hiệu quả

(Baonghean) - Bệnh đau cột sống là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khoảng 65% bệnh nhân bị đau cột sống do ít vận động, hay ngồi yên một chỗ. Nhân viên văn phòng, thợ may hoặc lái xe... là những người hay mắc phải các bệnh lý cột sống. Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An thời gian qua đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị đau cột sống rất hiệu quả.

Các bệnh lý cột sống điển hình thường gặp

Cột sống là trụ cột chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể. Nó là một chuỗi nhiều đốt xương sống riêng lẻ. Các đốt xương này kết nối với nhau thành một trục nhờ hệ thống dây chằng và cơ. Dọc theo chiều dài cột sống có chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trên não xuống.

Khi có nguyên nhân nào đó tác động khiến cấu trúc này thay đổi, sẽ gây ra những bệnh về cột sống như: Thoái hóa đĩa đệm; Thoát vị đĩa đệm; Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động nặng; Thoái hóa cột sống; Vẹo cột sống; Gai cột sống... 

Điều trị đau cột sống bằng phương pháp phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Điều trị đau cột sống bằng phương pháp phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Khi rơi vào một trong những trường hợp bệnh cột sống kể trên, người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nó làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của người bệnh. Ngoài những cơn đau đớn thường ngày, nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh có thể bị teo cơ, teo các chi, thậm chí nặng hơn còn có thể bị tàn phế suốt đời.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên) năm nay 50 tuổi, ông tới điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An trong tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Ban đầu, do chủ quan, thấy cơ thể đau, cứng các cơ, ông không đi khám ngay mà vẫn chịu đựng cơn đau, đi làm việc bình thường. Sau thời gian, các cơn đau ngày càng dày hơn dẫn đến tê buốt các chi, khó khăn trong vận động.
Điều trị đau cột sống bằng Tây y tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh:  Đức Anh
Máy kéo dãn cột sống . Ảnh: Đức Anh

Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh của ông đã đỡ hơn rất nhiều. Hiện những cơn đau của ông đã giảm, đi lại, vận động dễ dàng hơn.Câu trích dẫn

Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên)

Còn với bệnh nhân Ngô Đức Mạnh ở phường Hưng Phúc (TP. Vinh) năm nay 43 tuổi, anh Mạnh hiện là công nhân của một doanh nghiệp. Anh nhập viện trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, sau đó cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng lớn đến công việc của anh. Để điều trị cho anh Mạnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có một phác đồ điều trị cụ thể kết hợp giữa Đông và Tây y như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa... xoa bóp nắn chỉnh cột sống...
Phương pháp điều trị bệnh đau cột sống

Tại bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, để điều trị hiệu quả cho người bệnh bị bệnh đau cột sống, bệnh viện đã đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân theo nguyên tắc điều trị Đông - Tây y kết hợp. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa điều trị bằng y học hiện đại là các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.... với phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền; kết hợp sử dụng thuốc và các thủ thuật không dùng thuốc một cách hợp lý nhất để mang lại kết quả điều trị phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh. Tùy tình trạng của người bệnh để bệnh viện xác định điều trị thời gian nhanh hay lâu”. 

Thạc sỹ Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An

Để hiệu quả hơn trong điều trị, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập đơn vị chống đau có sự hỗ trợ của giáo sư Nguyễn Văn Chương - Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, chuyên viên Thần kinh học Viện Quân y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội.

Được biết, ngoài các phương pháp điều trị trên, hiện nay giáo sư Nguyễn Văn Chương đã áp dụng phương pháp điều trị tiêm ngoài màng cứng và phóng bế trong điều trị thoát vị đĩa đệm; nắn chỉnh cột sống...

Kết quả sau điều trị cho thấy, gần 100% bệnh nhân vận động, ưỡn, đứng lên, cúi xuống... gần bình thường, 87,5% hết co cứng cơ ở rãnh cột sống, 85% hết lệch vẹo cột sống, đường cong sinh lý được tái lập... Người bệnh chỉ phải nằm viện 15 - 20 ngày. 

Để điều trị bệnh đau cột sống, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã có một phác đồ điều trị cụ thể kết hợp giữa Đông y và Tây y như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, sóng ngắn, xoa bóp, nắn chỉnh... Ảnh: Đức Anh
Để điều trị bệnh đau cột sống, Bệnh viện PHCN Nghệ An đã có một phác đồ điều trị cụ thể kết hợp giữa Đông y và Tây y như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, sóng ngắn, xoa bóp, nắn chỉnh... Ảnh: Đức Anh
Lời khuyên của bác sỹ
Để phòng bệnh đau cột sống chúng ta nên có cách sống lành mạnh, đó là duy trì tập thể dục đều đặn, và nên khởi động tốt trước khi bắt tay vào việc. Duy trì chỉ số khối cơ thể trong giới hạn bình thường (không quá béo và không quá gầy). Đặc biệt, khi đứng thì tư thế phải thẳng, đầu thẳng, nhìn thẳng, vai hướng ra sau. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
Khi lao động xúc đất cát, nên để lưng thẳng bằng cách bước một chân lên trước và chùng gối xuống, lấy gối làm điểm tì để làm việc, tránh gây xoắn vặn cột sống. Trong công việc nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5 - 10 phút đặt lên ghế/lần.
Nếu phải ngồi lâu hàng giờ trong công sở hoặc lái xe lâu, nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Dùng ghế văn phòng thẳng để giúp cột sống luôn thẳng. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống.
Ngoài ra, nên để ý thường xuyên khi có túi xách nên đeo trên vai hơn là cầm tay, tốt nhất là đeo trên hai vai cân đối. Khi xử lý vật nặng, động tác đẩy vật nặng được ưu tiên, tránh kéo vật nặng dễ gây sang chấn. Tránh đi giày, guốc cao quá (phần gót cao trên 5 cm), nên dùng giày, dép vật liệu mềm. 
Các bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Các bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Ảnh: Đức Anh
Với tinh thần: “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh”
Là “Nơi người bệnh gửi gắm niềm tin”
Mô hình “Bệnh viện - Khách sạn”  xanh - sạch - đẹp đầu tiên tại Nghệ An
Địa chỉ: Số 220, đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Nghệ An
ĐT Phòng khám: 02383.922.922
ĐT trực 24/24: 02383.922.922
ĐT nóng: 0966.251.414; 0912.002.210
ĐT Giám đốc: 0912.487.568.

Tin mới