Bị hen suyễn không nên ăn gì?

Hen suyễn hay viêm phế quản là căn bệnh viêm mãn tính và là nguyên nhân gây khó thở có thể đe dọa đến tính mạng nếu bị nặng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh sử dụng khi bị hen suyễn.

Sữa: Canxi trong sữa là điều cần thiết hỗ trợ trong sự phát triển của xương và răng khỏe. Tuy nhiên, nó lại là một trong những thực phẩm gây dị ứng hen suyễn phổ biến nhất. Ngoài ra, protein trong sữa có thể khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.

 

Đậu phộng (Lạc): Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng ăn nhiều đậu phộng có thể kéo dài những cơn tức ngực, khó thở.

 

Trứng: Dị ứng do trứng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh hen suyễn. Lòng trắng trứng chứa protein. Protein này có thể gây cơn hen đối với những người nhạy cảm với nó, vì vậy tốt hơn hết nên tránh ăn trứng khi bị hen suyễn.

 

Động vật có vỏ: Nếu bạn mắc hen suyễn, tuyệt đối không nên ăn hải sản. Ngao, sò, ốc có thể là nguyên nhân trực tiếp gây khó chịu và làm nghiêm trọng thêm phản ứng dị ứng.

 

Đậu nành: Đậu nành chứa nhiều protein dị ứng, do đó có thể làm phát sinh một số phản ứng dị ứng trong cơ thể.

 

Lúa mì: Gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì gây ra bệnh hen suyễn. Gluten gây viêm có thể hạn chế khả năng thở. Do đó, nên tránh sử dụng lúa mì và các sản phẩm làm từ lúa mì để giảm khả năng kích hoạt của bệnh hen suyễn.

 

Rượu: Chất bảo quản sulfit có trong rượu gây nên hắt hơi và ho nặng khi bị hen suyễn. Rượu vang đỏ là thủ phạm lớn nhất gây ra các phản ứng dị ứng. Rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn do mức độ trào ngược axit thay đổi.

 

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh hen suyễn

- Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam..., và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.

- Người bệnh hen suyễn cũng cần ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại rau thơm, để tăng cường sức đề kháng, tiêu đàm, bảo vệ và làm thông lợi đường hô hấp.

- Hàng ngày nên ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết; tỷ lệ chất béo trong khẩu phần cần chiếm khoảng 40 - 45% tổng năng lượng cung cấp mỗi ngày. Chất bột đường trong khẩu phần cũng có tác dụng giúp làm tăng thông khí của đường hô hấp.

- Các thực phẩm giàu chất béo omega 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở, thở khò khè. Các loại thực phẩm giàu omega 3 là cá hồi, cá trích, cá thu; các loại hạt có dầu còn có thể giúp phòng ngừa bệnh hen suyễn di truyền ở trẻ nhỏ.

Một chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức, luyện khí công, yoga, thái cực quyền, xoa bóp cơ thể hàng ngày, cũng rất có ích cho người bị hen suyễn.

Đồng thời, nên giữ cho mình một tâm thái nhẹ nhàng, không lo âu, căng thẳng quá mức.

Theo Lao động

TIN LIÊN QUAN

Tin mới