Bình yên những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa

(Baonghean.vn) - Giữa biển khơi mênh mông, những ngôi chùa bình yên mang nét đẹp văn hóa tâm linh đã tiếp thêm sức sống mãnh liệt cho những hòn đảo xanh nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.
Huyện đảo Trường Sa hiện có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... trong đó chùa Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Ảnh: Quang An

Huyện đảo Trường Sa hiện có 9 ngôi chùa, chủ yếu nằm ở các đảo nổi như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... trong đó chùa Song Tử Tây được xem là ngôi chùa lớn nhất được tôn tạo, sửa chữa lại từ năm 2007. Ảnh: Quang An

Chùa Song Tử Tây có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Tiến Đông

Chùa Song Tử Tây có kiến trúc mái cong, lợp ngói giống như các ngôi chùa miền Bắc. Chùa có tam điện, điện thờ và ban thờ các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: Tiến Đông

Thầy Thích Nhật Anh, chủ trì chùa Song Tử Tây chia sẻ: "Trong những năm qua, chùa là nơi lui tới thường xuyên của quân, dân đang sinh sống làm việc trên đảo, ngoài ra, ngư dân khi vào các âu tàu cũng thường ghé qua thắp hương cầu nguyện". Ảnh: Quang An
Thầy Thích Nhật Anh, chủ trì chùa Song Tử Tây chia sẻ: "Trong những năm qua, chùa là nơi lui tới thường xuyên của quân, dân đang sinh sống làm việc trên đảo, ngoài ra, ngư dân khi vào các âu tàu cũng thường ghé qua thắp hương cầu nguyện". Ảnh: Quang An
Giữa ầm ào bão gió biển đảo Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vọng, khiến lòng người lắng lại, bình yên đến lạ thường. Ảnh: Tiến Đông
Giữa ầm ào bão gió biển đảo Trường Sa, tiếng chuông chùa ngân vọng, khiến lòng người lắng lại, bình yên đến lạ thường. Ảnh: Tiến Đông
Tượng Phật bà Quan âm nằm trong khuôn viên chùa Song Tử Tây nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Xung quanh là những cây phong ba rợp bóng, vững vàng trước sóng gió trùng khơi. Ảnh: Quang An

Tượng Phật bà Quan âm nằm trong khuôn viên chùa Song Tử Tây nhìn thẳng ra hướng biển như che chở cho ngư dân bám biển vươn khơi. Xung quanh là những cây phong ba rợp bóng, vững vàng trước sóng gió trùng khơi. Ảnh: Quang An

Chùa Sinh Tồn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái và mái chùa cong. Cũng giống như các ngôi chùa khác trên quần đảo Trường Sa, chính điện chùa Sinh Tồn hướng về thủ đô Hà Nội với ý nghĩa thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về trái tim của cả nước... Ảnh: Quang An

Chùa Sinh Tồn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống với kết cấu một gian, hai chái và mái chùa cong. Cũng giống như các ngôi chùa khác trên quần đảo Trường Sa, chính điện chùa Sinh Tồn hướng về thủ đô Hà Nội với ý nghĩa thiêng liêng hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về trái tim của cả nước... Ảnh: Quang An

Tại chùa Sinh Tồn có bia tưởng niệm, tri ân những người con đất Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có 64 anh hùng liệt sĩ Trường Sa đã anh dũng hi sinh tại Gạc Ma năm 1988. Từ đó, cũng củng cố thêm lòng quyết tâm, ý chí bền bỉ kiên cường cho quân và dân trên đảo tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tiến Đông

Tại chùa Sinh Tồn có bia tưởng niệm, tri ân những người con đất Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có 64 anh hùng liệt sĩ Trường Sa đã anh dũng hi sinh tại Gạc Ma năm 1988. Từ đó, cũng củng cố thêm lòng quyết tâm, ý chí bền bỉ kiên cường cho quân và dân trên đảo tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Tiến Đông

Trong năm 2022, trên quần đảo Trường Sa có 3 ngôi chùa mới được khánh thành bao gồm Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A. Ảnh: Quang An

Trong năm 2022, trên quần đảo Trường Sa có 3 ngôi chùa mới được khánh thành bao gồm Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông và Đá Tây A. Ảnh: Quang An

Trong những ngày mồng Một, ngày Rằm, Tết... người dân trên đảo đều đến chùa để cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, thái hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc. Không chỉ có người dân, anh em bộ đội cũng thường xuyên lên chùa lễ Phật sau những giờ huấn luyện, lao động sản xuất... Ảnh: Quang An

Trong những ngày mồng Một, ngày Rằm, Tết... người dân trên đảo đều đến chùa để cầu cho mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, thái hòa, gia đình yên ấm, hạnh phúc. Không chỉ có người dân, anh em bộ đội cũng thường xuyên lên chùa lễ Phật sau những giờ huấn luyện, lao động sản xuất... Ảnh: Quang An

Tin mới