Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra công tác ứng phó bão số 8 tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 13/10, đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã trực tiếp về Nghệ An kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 8.

Cùng đi có các đồng chí lãnh đạo tỉnh Nghệ An: Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Về phía Quân khu 4 có đồng chí Thiếu tướng Hà Thọ Bình - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu. 
Bão số 8 được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung bộ, trọng điểm là Nghệ An, Hà Tĩnh. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia).
Bão số 8 được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung bộ, trọng điểm là Nghệ An, Hà Tĩnh. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia).

Theo dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, từ chiều ngày 13/10 đến ngày 14/10, bão số 8 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ, trọng điểm là tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh. Bão số 8 có tốc độ di chuyển nhanh (20 - 25km/h), vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11.  

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An đến kiểm tra khu vực chân kè Yên Xuân. Ảnh: Phạm Bằng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Nghệ An đến kiểm tra khu vực chân kè Yên Xuân. Ảnh: Phạm Bằng

Từ đêm nay (13/10) đến ngày 14/10, vùng ven biển tỉnh Nghệ An có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9; một số nơi có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 do kết hợp với không khí lạnh. Từ chiều nay 13 - 15/10, Nghệ An có mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến 200 - 300mm, có nơi trên 350 mm.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng đoàn công tác đến kiểm tra tại hồ Vực Mấu. Ảnh: Phạm Bằng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng đoàn công tác đến kiểm tra tại hồ Vực Mấu. Ảnh: Phạm Bằng
Hồ Vực Mấu đang mở điều tiết với lưu lượng 4 m3/s. Ảnh: Phạm Bằng
Hồ Vực Mấu đang mở điều tiết với lưu lượng 4 m3/s. Ảnh: Phạm Bằng

Trước tình hình đó, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã trực tiếp về Nghệ An kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó bão số 8. Đoàn đã đến kiểm tra công trình hồ chứa Vực Mấu (TX. Hoàng Mai).

Do lượng nước đổ về hồ lớn nên trong những ngày qua, UBND tỉnh đã cho phép mở cửa tràn để điều tiết đưa mực nước hồ xuống cao trình +19,80m để chủ động đón lũ, phòng lũ. Mực nước hồ vào lúc 7h ngày 13/10/2021 là: 20,26 m/21,0m (MNDBT), hiện đang mở điều tiết với lưu lượng 4 m3/s.

Đoàn kiểm tra nghe báo cáo về công tác đảm bảo an toàn hồ chứa. Ảnh: Phạm Bằng
Đoàn kiểm tra nghe báo cáo về công tác đảm bảo an toàn hồ chứa. Ảnh: Phạm Bằng

Tiếp đó, đoàn đã đến kiểm tra khu neo đậu Lạch Quèn và kiểm tra công tác sơ tán dân tại huyện Quỳnh Lưu. Đến thời điểm này, hơn 1.100 phương tiện đánh bắt hải sản của huyện Quỳnh Lưu đã về nơi neo đậu. Các tàu chủ yếu neo đậu ở Lạch Quèn và Lạch Thơi, đã được chằng chống an toàn.

Do bão dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An nên UBND tỉnh đã xây dựng 5 kịch bản sơ tán dân vùng ven biển phòng tránh nước dâng do bão. Hiện nay đang ứng với kịch bản bão cấp 9 kết hợp triều 2 đến 3m, dự kiến phương án di dời tại chỗ: 16.200 người; sơ tán đến chỗ ở khác 2.000 người. Tại huyện Quỳnh Lưu, trong kịch bản sẽ di dời tại chỗ 400 người; thị xã Hoàng Mai trong kịch bản sẽ di dời tại chỗ 500 người.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng đoàn đến kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền Lạch Quèn. Ảnh: Phạm Bằng
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng đoàn đến kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền Lạch Quèn. Ảnh: Phạm Bằng

Hơn 1.100 tàu thuyền của ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã về nơi tránh trú an toàn. Ảnh: Phạm Bằng
Hơn 1.100 tàu thuyền của ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã về nơi tránh trú an toàn. Ảnh: Phạm Bằng

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng đoàn cũng đã đến kiểm tra công trình kè Yên Xuân, thuộc hệ thống đê Tả Lam, đoạn qua xóm 5, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên.

Hệ thống kè Yên Xuân nằm trên đoạn sông có chế độ thủy lực vô cùng phức tạp, đặc biệt là chịu tác động rất mạnh của dòng chảy sông Cả ở sau hạ lưu cầu đường sắt Yên Xuân.

Hệ thống chân kè Yên Xuân bị sói lở nghiêm trọng. Ảnh: Phạm Bằng
Hệ thống chân kè Yên Xuân bị xói lở nghiêm trọng. Ảnh: Phạm Bằng

Hiện lòng sông và chân kè thường xuyên bị xói sâu, cao trình đáy sông đạt tới khoảng -18,00m, có nơi đến -20,00m. Do ảnh hưởng của trận lũ cuối tháng 10 năm 2020, tuyến kè đã bị sạt lở nhiều đoạn từ, đặc biệt có đoạn kè từ K76+940 đến K77+020 với chiều dài 80m bị trôi hoàn toàn.

Tin mới