Bóng đá Việt: Đừng để 'quá mù, ra mưa'

(Baonghean.vn)-Chả đâu như bóng đá Việt Nam, ai cũng đăng đàn nói “cái lý của người Mèo chúng tôi” theo kiểu cảm tính mà không theo chuẩn mực nào. Đã đến lúc, tất cả đều phải đưa thành quy định văn bản, thể hiện tính chuyên nghiệp.

1. Chỉ việc gọi hay không các cầu thủ bị án kỷ luật treo giò vào đôội tuyển mà các bên “cãi nhau hơn mổ bò”, ai cũng có cái lý, kiểu “cái lý của người Mèo”. Đội trưởng Công Vinh thì quyết liệt ”Bóng đá là một cuộc chơi và phải theo luật. Nhưng bóng đá là cuộc chơi của những người đàn ông, là môn chơi đối kháng, có nhiều tình huống xảy ra nên ta không lường trước hết được. Chúng ta là con người và không phải lúc nào cũng đúng được, đôi khi phải có sai sót. Tôi nghĩ chúng ta cũng cần nhiều hơn những người làm công tác kỷ luật xuất thân từ giới bóng đá để có thể hiểu cầu thủ hơn, chia sẻ hơn khi ở Việt Nam không có Hiệp hội cầu thủ…”. Nhẹ nhàng hơn thì HLV Hữu Thắng bộc lộ: “Văn Quyết, Đình Luật bị treo giò tại V.League, liệu có trầm trọng đến mức phải không cho họ lên tập trung ĐTQG không? Dù muốn bảo vệ cầu thủ nhưng tôi phải chấp nhận”. Rõ ràng, đội tuyển thắng-hay thua sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cá nhân nên các HLV trưởng bao giờ cũng muốn có trong tay cầu thủ tốt nhất.

HLV Hữu Thắng chưa thỏa mãn với
HLV Hữu Thắng vẫn chưa có trong tay những cầu thủ tốt nhất theo ý muốn của mình -Ảnh: Đức Cường

Nhưng Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Trần Quốc Tuấn không phải không có lý khi cho rằng: “Chúng tôi đang xây dựng ĐTQG bảo đảm nhiều yếu tố. Các cầu thủ lên tuyển phải thể hiện mình là những VĐV tiêu biểu, kể cả về chuyên môn lẫn tác phong. Trên cơ sở đó để làm sao tạo được hình ảnh tốt nhất cho ĐTQG, HLV trưởng sẽ căn cứ vào những tiêu chí đó để lựa chọn cầu thủ. Như trường hợp của Văn Quyết, Đình Luật chỉ là tạm thời không tập trung ở thời điểm đó, khi hết án kỷ luật họ vẫn trở lại ĐTQG bình thường. Ở thời điểm đó, những hình ảnh, hành vi của cầu thủ không bảo đảm cho việc khoác áo ĐTQG”.

Mọi việc sẽ không ầm ĩ, nếu như VFF ban hành quy định về tiêu chuẩn gọi vào đội tuyển, quy định rõ “không gọi những cầu thủ đang trong thời hạn bị án treo giò”. Hết cãi.

2. Bắt đầu từ công văn 185/VPF-TCTĐ, ngày 6/5 về việc cấm dùng loa công suất lớn để cổ vũ trên các sân bóng. Hội CĐV đội bóng đất Mỏ chính thức gửi ý kiến phản biện những vô lý trong công văn này lên VPF cho rằng lệnh cấm của VPF là không có cơ sở khi không căn cứ vào quy chế bóng đá chuyên nghiệp và điều lệ giải. Sau vụ việc CĐV “tẩy chay” ở trận Than Quảng Ninh – XSKT Cần Thơ tại vòng 11 V.League mới đây, đại diện VPF và BTC Toyota V.League 2016 đã đề nghị có một buổi làm việc với Hội CĐV Than Quảng Ninh. Tổng Giám đốc VPF Cao Văn Chóng đã bay ra Hà Nội và có mặt tại Cẩm Phả. Tuy nhiên, buổi làm việc đã không diễn ra khi đại diện Hội CĐV Than Quảng Ninh từ chối gặp mặt riêng mà đề nghị tổ chức một buổi làm việc công khai, chính thức với toàn thể Ban chấp hành Hội.

Hội CĐV Quảng Ninh bị cấm dùng loa điện để cổ vũ
Hội CĐV Quảng Ninh bị cấm dùng loa công suất lớn để cổ vũ

Rốt cuộc, chỉ có buổi làm việc giữa đại diện VPF và CLB Than Quảng Ninh, ông Phạm Thanh Hùng – Chủ tịch CLB Than Quảng Ninh đã nhất trí với những nội dung chỉ đạo của BTC giải nhưng lại vẫn đề xuất cho phép Hội CĐV Than Quảng Ninh được sử dụng loa điện với công suất nhỏ để cổ vũ. Ở đây cần khẳng định, văn bản 185/VPF-TCTĐ do VPF ban hành là đúng thẩm quyền, có căn cứ pháp lý. Còn việc VPF cân nhắc có “cho sử dụng loa điện với công suất nhỏ” hay không thì cần nghiên cứu thấu đáo thêm, bởi hệ quả sẽ dẫn đến việc trên sân vận động có đến 5-7 dàn loa công suất nhỏ thi nhau nói loạn xạ. Bản thân chúng tôi, những CĐV xứ Nghệ đến sân Chi Lăng trong trận SHB.Đà Nẵng gặp SLNA tại V-Leaguea 2011, nạn nhân của cuộc đấu âm thanh không cân sức đó ủng hộ văn hóa cỗ vũ không loa điện.

                                                                                                                                                  N@T

TIN LIÊN QUAN

Tin mới