Bù rợ trên đất bãi: 'Ăn' cả ngọn, hoa, quả

(Baonghean.vn) -Bà con nông dân Anh Sơn đang tập trung thu hoạch rau bù rợ. Đây là loại rau xanh mang lại thu nhập cao, mỗi sào cho thu nhập 5 - 6 triệu đồng/vụ.

Những năm gần đây, cây bí đỏ còn được người dân địa phương gọi là “bù rợ” được nông dân huyện Anh Sơn trồng nhiều ở khu vực vùng bãi bồi sông Lam. Không chỉ được trồng để lấy quả, cây bù rợ còn được người dân trồng lấy ngọn và hoa.

 Những ngày này, bà con nông dân Anh Sơn đang tập trung thu hoạch rau bù mang lại thu nhập cao, mỗi sào cho thu nhập 5-6 triệu đồng/vụ. Ảnh: Thái Hiền
Những ngày này, bà con nông dân Anh Sơn đang tập trung thu hoạch rau bù mang lại thu nhập mỗi sào cho thu nhập 5-6 triệu đồng/vụ. Ảnh: Thái Hiền
Vụ đông năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà thôn 4 xã Lĩnh Sơn trông 2 sào bù lấy ngọn. Chị Hà cho biết: “Bù ở đây trồng nhiều nhưng chủ yếu để lấy ngọn và hoa chứ không thu hoạch quả như những nơi khác. Hiện nay ngọn và hoa bù rất được thị trường rất ưa chuộng, vì vậy đầu ra luôn đảm bảo, bán được giá.  Bình quân mỗi ngày gia đình chị hái được từ 30 - 50 bó, với giá 4.000 - 5.000 đồng/bó, bình quân gia đình cũng thu về xấp xỉ 200.000 đồng/ngày.

Theo kinh nghiệm của chị Hà thì với giống bù siêu ngọn sau khi xuống giống 45 ngày là cho thu hoạch, khi thu hái lứa đầu dùng dao cắt tất cả các ngọn cách gốc 10-15cm. Sau đó, làm sạch cỏ, bón thúc đạm. Khi ngọn gốc tiếp tục nẩy mầm, chọn giữ lại 2-3 ngọn khỏe nhất, còn lại ngắt bỏ để tập trung nuôi ngọn to, mập. Với 2 sào trồng bù lấy ngọn đã cho gia đình chị có nguồn thu về gần 12 triệu đồng/vụ. 

Để đảm bảo vùng rau an toàn, các hộ dân ở đây không dùng các loại thuốc trừ sâu hay kích thích do vậy mà được người dùng tin tưởng. Ảnh: Thái Hiền
Để đảm bảo vùng rau an toàn, các hộ dân ở đây không dùng các loại thuốc trừ sâu hay kích thích do vậy mà được người dùng tin tưởng. Ảnh: Thái Hiền
Đang thoăn thoắt thu ngọn rau bù xanh non mập mạp, chị Nguyễn Thị Nga ở thôn 4 xã Lĩnh Sơn phấn khởi chia sẻ: Gia đình có 3 sào đất bãi ven sông Lam, 3 năm gần nay chị đã đầu tư trồng bù.
Theo chị Nga đây lại là loại cây trồng không phải phun thuốc trừ sâu, thu hái dài ngày với nhiều loại sản phẩm như ngọn, búp hoa, quả non, quả già nên rất dễ bán. Hơn nữa ngọn bù được thu liên tục trong khoảng từ 4-5 tháng mới phải phá đi để trồng lại lứa mới. Tính thu nhập bình quân từ ngọn và hoa, trừ các chi phí, chị Nga thu lãi về gần 20 triệu đồng/vụ.
Hiện nay toàn vùng bãi sông Lam ở xã Lĩnh Sơn có đến gần 10 ha diện tích được người dân trồng bù, với hơn 30 hộ dân trồng, chăm sóc. Bình quân mỗi ha thu về trên 100 triệu đồng/vụ.
Vụ đông năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà thôn 4 xã Lĩnh Sơn trông 2 sào bù lấy ngọn. Hiện nay ngọn và hoa bù rất được thị trường rất ưa chuộng, vì vậy đầu ra luôn đảm bảo, bán được giá. Ảnh: Thái Hiền
Vụ đông năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hà thôn 4 xã Lĩnh Sơn trông 2 sào bù lấy ngọn. Hiện nay ngọn và hoa bù rất được thị trường rất ưa chuộng, vì vậy đầu ra luôn đảm bảo, bán được giá. Ảnh: Thái Hiền

Trồng rau bù lấy ngọn được nhiều trồng trên đất đồng vệ, đất bãi ở các xã Cẩm Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Lĩnh Sơn huyện Anh Sơn với diện tích toàn huyện từ 25 - 30 ha. Theo các hộ dân đánh giá thì bù là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, giống cây trồng này lại không có nhiều sâu bệnh gây hại, tốn ít công lao động mà cho hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, việc mở rộng diện tích bằng hình thức chuyên canh cây bù để lấy ngọn làm rau, đang là hướng đi đúng được huyện Anh Sơn triển khai tới tất cả các địa phương, từ đó giúp người dân phát triển sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao.                 

Tin mới