Bữa ăn sáng khoa học sẽ giúp bạn giảm nguy cơ tiểu đường

Từ hàng thập kỷ trước, các chuyên gia đã khuyến cáo bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.

Gần đây các nhà nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng Singapore (CNRC) đã chứng minh: Những món bạn ăn vào bữa sáng sẽ điều chỉnh lượng đường trong máu.

Nghiên cứu của CNRC cho thấy những người có chỉ số GI – Glycaemic index (chỉ số đường huyết của thực phẩm) trong bữa sáng thấp và bữa ăn nhẹ buổi chiều có lượng đường trong máu giảm đáng kể trong cả ngày. Nghiên cứu chứng minh rằng khi những người tham gia được cung cấp bữa trưa tiêu chuẩn và được ăn bất cứ thứ gì họ thích vào bữa tối, thì những món họ ăn vào bữa sáng khiến phản ứng chuyển hóa đường từ thực phẩm rất khác nhau.

Giáo sư Jeyakumar Henry, Giám đốc CNRC và là một trong những thành viên tham gia nghiên cứu cho biết: "Những gì bạn ăn vào bữa sáng sẽ khiến phản ứng đường glucose trong ngày dao động với biên độ thấp hơn".

Những gì bạn ăn vào bữa sáng sẽ khiến phản ứng đường glucose trong ngày dao động với biên độ thấp hơn.
Những gì bạn ăn vào bữa sáng sẽ khiến phản ứng đường glucose trong ngày dao động với biên độ thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu đưa ra hai khả năng có thể giải thích cho điều này. Thứ nhất, những người dùng bữa sáng có GI thấp có thể cảm thấy no và ăn ít hơn vào bữa trưa. Khả năng thứ hai được gọi là "tác động của bữa ăn thứ hai", khi bữa ăn có GI thấp làm giảm phản ứng đường glucose đối với bữa ăn sau đó.

Kết quả Nghiên cứu được công bố năm ngoái ở Tạp chí Nội tiết và lâm sàng cũng cho thấy bữa sáng có GI thấp có thể giúp giảm nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2, bệnh lý do lượng đường trong máu cao.

Trong hai ngày thử nghiệm, 11 nam tham gia thí nghiệm được ăn bữa sáng có GI thấp hoặc cao và bữa ăn nhẹ buổi chiều, một bữa ăn trưa bình thường và được tự do ăn những thứ họ thích vào bữa tối. Bữa sang có GI thấp bao gồm bánh mì ngũ cốc và cơm gạo basmati trắng trong khi bữa sang có GI cao gồm bánh mỳ trắng và gạo dẻo. Mỗi người tham gia thí nghiệm đều đeo máy theo dõi để kiểm tra liên tục glucose trong máu mỗi 5 phút trong vòng 48 giờ. Một tuần sau, họ tiếp tục trải qua quá trình thử nghiệm tương tự, tuy nhiên những người có bữa sang GI thấp chuyển sang dùng bữa sang GI cao. Kết quả là những người dùng bữa sáng có GI thấp có lượng đường trong máu thấp hơn đáng kể.

Lượng đường trong máu cao gây áp lực lên tuyến tụy, nơi sản sinh ra insulin để chuyển đường đến các cơ bắp, nơi chúng được chuyển hóa thành năng lượng. Qua thời gian, tuyến tụy sẽ suy giảm chức năng và dần dần không còn khả năng điều chỉnh lượng đường thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao cũng tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mù lòa, bệnh thận,

Singapore là một trong số các nước phát triển có số người mắc tiểu đường cao nhất trong đó cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc tiểu đường.

Theo Khoahoc.tv

TIN LIÊN QUAN

Tin mới