Cách lấy lại “phong độ” như xe mới đối với động cơ ô tô cũ

(Baonghean.vn) - Khi động cơ ô tô xuống cấp và yếu dần sẽ gây ra những trục trặc bất thường, không chỉ ảnh hưởng đến hành trình di chuyển mà còn tốn kém cho chi phí khắc phục... Vậy làm sao để có thể tăng sức mạnh cho xe?

1. Chạy lại chương trình điều khiển

Chạy lại chương trình điều khiển là cách được nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến việc tăng

Chạy lại chương trình điều khiển là cách được nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến việc tăng "sức mạnh" cho động cơ ô tô. Phương thức sẽ thay đổi chỉ số thời gian chạy chương trình, hỗn hợp nhiên liệu - khí và các đầu vào khác... Theo các chuyên gia độ xe, việc chạy lại chương trình này chỉ có tác dụng đối với loại động cơ tăng áp. Nếu tài xế độ động cơ hút thường thì hiệu quả chỉ có thể đạt được khoảng 50%.

2. Điều chỉnh lại bánh xe, đảo lốp thường xuyên

Bạn có thể điều chỉnh lại độ chụm của hai bánh xe trước để các bánh xe hướng thẳng về phía trước và đặt tốc độ ở đoạn thẳng lớn hơn. Hoặc có thể đảo lốp thường xuyên để xe tăng tốc nhanh hơn nhưng cách làm nãy sẽ khiến cho công-tơ-mét hoạt động không chính xác nhưng đây là biện pháp ít tốn kém nhất. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại lốp có trọng lượng nhẹ hơn và một cách đắt tiền hơn đó là sử dụng bộ lốp bằng sợi carbon.

Bạn có thể điều chỉnh lại độ chụm của hai bánh xe trước để các bánh xe hướng thẳng về phía trước và đặt tốc độ ở đoạn thẳng lớn hơn. Hoặc có thể đảo lốp thường xuyên để xe tăng tốc nhanh hơn nhưng cách làm nãy sẽ khiến cho công-tơ-mét hoạt động không chính xác nhưng đây là biện pháp ít tốn kém nhất. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại lốp có trọng lượng nhẹ hơn và một cách đắt tiền hơn đó là sử dụng bộ lốp bằng sợi carbon.

3. Tối ưu kích thước các đường ống xả

Để có thể tăng sức mạnh của động cơ, tài xế nên tối ưu kích thước các đường ống xả với đường kính lớn hơn, thẳng hơn để giúp việc thoát khí một cách dễ dàng, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Các nhà sản xuất thường thiết kế ống xả tương thích với công suất động cơ. Vì thế, việc thay thế cổ pô (header) sẽ giúp cho động cơ thoáng và mát hơn giúp tăng mã lực cho xe.

Để có thể tăng sức mạnh của động cơ, tài xế nên tối ưu kích thước các đường ống xả với đường kính lớn hơn, thẳng hơn để giúp việc thoát khí một cách dễ dàng, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe. Các nhà sản xuất thường thiết kế ống xả tương thích với công suất động cơ. Vì thế, việc thay thế cổ pô (header) sẽ giúp cho động cơ thoáng và mát hơn giúp tăng mã lực cho xe.

4. Thường xuyên thay thế lọc gió

Ngoài những cách làm trên, tài xế có thể thay thế hoặc bổ sung bộ lọc gió để tăng mã lực tối ưu cho chiếc xe. Việc thay lọc gió sẽ giúp hấp thu không khí lạnh vào động cơ đốt, làm cho không khí bên trong đậm đặc hơn, hòa trộn với các phân tử không khí với nhiên liệu tốt hơn.

Ngoài những cách làm trên, tài xế có thể thay thế hoặc bổ sung bộ lọc gió để tăng mã lực tối ưu cho chiếc xe. Việc thay lọc gió sẽ giúp hấp thu không khí lạnh vào động cơ đốt, làm cho không khí bên trong đậm đặc hơn, hòa trộn với các phân tử không khí với nhiên liệu tốt hơn.

5. Làm mát đường nạp khí

Làm mát đường nạp khí là một cách làm khá đơn giản và phổ biến khi nghĩ đến việc làm tăng sức mạnh cho động cơ xe ô tô. Trên thực tế, cách này có thể khiến động cơ tăng từ 5 - 7 mã lực. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng nếu lượng không khí nạp đang ở mức hạn chế so với bình thường, còn nếu hệ thống nạp khí của động cơ hoạt động tốt, lượng khí nạp lớn, sạch thì chuyển sang áp dụng các cách khác sẽ tốt hơn.

Làm mát đường nạp khí là một cách làm khá đơn giản và phổ biến khi nghĩ đến việc làm tăng sức mạnh cho động cơ xe ô tô. Trên thực tế, cách này có thể khiến động cơ tăng từ 5 - 7 mã lực. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng nếu lượng không khí nạp đang ở mức hạn chế so với bình thường, còn nếu hệ thống nạp khí của động cơ hoạt động tốt, lượng khí nạp lớn, sạch thì chuyển sang áp dụng các cách khác sẽ tốt hơn.

* Những điều cần biết về bảo dưỡng động cơ ô tô

- Thay dầu thường xuyên: Khi động cơ làm việc, các bộ phận đều cần được bôi trơn. Theo thời gian, dầu mất đi hiệu quả bôi trơn, mức dầu cũng giảm xuống. Nếu không thay dầu đúng thời điểm, quá trình ma sát sẽ làm hao mòn các chi tiết, động cơ nhiễm bẩn hoặc quá nóng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.

- Kiểm tra hệ thống làm mát: Kiểm soát nhiệt độ động cơ là công việc của hệ thống làm mát. Vì vậy, giữ mực nước làm mát động cơ ở mức đúng quy định luôn được đặt lên hàng đầu... Hãy kiểm tra thường xuyên, bổ sung nước khi thấy xuống thấp mức tiêu chuẩn.

- Kiểm tra hệ thống lọc khí: Không khí cần phải được đi vào động cơ liên tục, không đứt đoạn. Bộ lọc không khí giữ không cho những thứ bên ngoài lọt vào trong động cơ, Sau quá trình sử dụng, bộ lọc này có thể bị tắc... tùy vào điều kiện đường xá, trung bình khoảng 20.000km cần phải thay thế.

- Thay bộ phận lọc nhiên liệu: Bộ lọc nhiên liệu nếu không được thay thế sau thời gian dài, các cặn bẩn của nhiên liệu sẽ xâm nhập vào trong, nguy hại đến toàn bộ hệ thống vận hành. Nếu không gặp phải trường hợp bất thường, cứ mỗi 20.000km nên đem xe đi kiểm tra và thay thế.'

- Thay bugi và hệ thống dây điện: Một cách đơn giản để chủ động bảo vệ động cơ xe là thay bugi và hệ thống dây điện... Các nhà sản xuất khuyến cáo người dùng xe nên thay đồng thời cả bugi lẫn hệ thống dây điện mỗi 50.000km để đảm bảo sự nhất quán trong việc đánh lửa và đốt nhiên liệu,

Tin mới