Cách rút lại tiền khi lỡ 'dính' vào Thiên Ngọc Minh Uy

Cục Quản lý cạnh tranh vừa đăng tải công khai nội dung của bản Quy trình rút khỏi các “chân rết” Thiên Ngọc Minh Uy.

Trụ sở cũ của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy.
Trụ sở cũ của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy.

 Người tham gia có quyền yêu cầu thanh lý hợp đồng bán hàng đa cấp với Công ty Thiên Ngọc Minh Uy. Trường hợp không thống nhất với phương án giải quyết của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, người tham gia có thể thông báo tới Sở Công Thương tại địa bàn hoặc Cục Quản lý cạnh tranh để được hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền lợi theo 3 hướng.

Trường hợp người tham gia có lý do để cho rằng mình đã bị lừa đảo, Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ hướng dẫn người tham gia làm Đơn tố giác tội phạm và gửi tới cơ quan công an để được xem xét xác minh.

Nếu là tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ trực tiếp thụ lý và hỗ trợ người tham gia theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Nếu là tranh chấp dân sự khác ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 42/2014/NĐ-CP, Sở Công Thương và Cục Quản lý cạnh tranh sẽ hướng dẫn người tham gia khởi kiện ra toà dân sự để được xem xét bảo vệ quyền lợi.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng công bố quy trình mà các bên tuân thủ khi thanh lý hợp đồng đa cấp. Việc thanh lý thực hiện trong 60 ngày làm việc. Trong đó, công ty này phải tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thanh lý Hợp đồng BHĐC của Chuyên viên kinh doanh tại Trụ sở chính và các Chi nhánh hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty.

Công ty xử lý và lập biên bản thanh lý Hợp đồng, mời người tham gia đến để thống nhất nội dung Biên bản thanh lý và ký kết Biên bản thanh lý. Công ty sẽ phải lập phiếu chi để chi trả các khoản quyền lợi cho người tham gia theo đúng quy định.

Theo PLO

Cục Quản lý cạnh tranh vừa đăng tải công khai nội dung của bản Quy trình rút khỏi các “chân rết” Thiên Ngọc Minh Uy.

TIN LIÊN QUAN

Tin mới