Cận cảnh bãi cọc Bạch Đằng thời nhà Trần vừa được phát hiện

(Baonghean.vn) - Vừa qua, trong chuyến công tác tại TP. Hải Phòng, đoàn công tác Báo Nghệ An đã đến thực địa tại bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Đây là bãi cọc vừa được phát hiện và các nghiên cứu bước đầu cho thấy, các cọc có niên đại cuối thế kỷ thứ XIII, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần.
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hải Phòng vừa khai quật 27 chiếc cọc cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Trước đó, ngày 1/10, trong lúc đào đất trồng cây tại cánh đồng này, cư dân địa phương đào được 2 cọc gỗ dài hơn 3m đường kính hơn 30cm nằm cách mặt đất chừng 0,5 m - 0,7m. Ảnh: NPV
Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hải Phòng vừa khai quật 27 chiếc cọc cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Trước đó, ngày 1/10, trong lúc đào đất trồng cây tại cánh đồng này, cư dân địa phương đào được 2 cọc gỗ dài hơn 3m đường kính hơn 30cm nằm cách mặt đất chừng 0,5 m - 0,7m. Ảnh: NPV
Trả lời trên báo chí, TS Bùi Văn Hiếu - người chủ trì khai quật bãi cọc Cao Quỳ cho biết, vừa qua Viện Khảo cổ học không chỉ lấy các mẫu gỗ để làm giám định đồng vị phóng xạ Cacbon 14, mà còn lấy mẫu đất địa tầng để phân tích, xác định niên đại. Từ kết quả khảo cổ ban đầu kết hợp với tư liệu lịch sử, có thể nhận định "bãi cọc Cao Quỳ là một trận địa có niên đại cuối thế kỷ thứ XIII, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần". Ảnh: NPV
Trả lời trên báo chí, TS Bùi Văn Hiếu - người chủ trì khai quật bãi cọc Cao Quỳ cho biết, vừa qua Viện Khảo cổ học không chỉ lấy các mẫu gỗ để làm giám định đồng vị phóng xạ Cacbon 14, mà còn lấy mẫu đất địa tầng để phân tích, xác định niên đại. Từ kết quả khảo cổ ban đầu kết hợp với tư liệu lịch sử, có thể nhận định "bãi cọc Cao Quỳ là một trận địa có niên đại cuối thế kỷ thứ XIII, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần". Ảnh: NPV
Tuy nhiên, để khách quan, Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục gửi các mẫu gỗ ở bãi cọc này đến một số cơ sở trong và ngoài nước để làm giám định đồng vị phóng xạ Cacbon 14. Ảnh: NPV
Tuy nhiên, để khách quan, Viện Khảo cổ học Việt Nam tiếp tục gửi các mẫu gỗ ở bãi cọc này đến một số cơ sở trong và ngoài nước để làm giám định đồng vị phóng xạ Cacbon 14. Ảnh: NPV
Cọc được đóng xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, sâu 2,5 m. Ảnh: NPV
Cọc được đóng xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, sâu 2,5 m. Ảnh: NPV
Đầu cọc có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Ảnh: Thành Duy
Đầu cọc có ngoàm dùng để luồn dây kéo hoặc mộng ở giữa thân. Ảnh: Thành Duy
Các nhà khảo cổ học đánh số thứ tự các cọc. Ảnh: NPV
Các nhà khảo cổ học đánh số thứ tự các cọc. Ảnh: NPV
Hiện nay bãi cọc tiếp tục được mở rộng quy mô nghiên cứu. Ảnh: NPV
Hiện nay bãi cọc tiếp tục được mở rộng quy mô nghiên cứu. Ảnh: NPV
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá: Việc tìm thấy bãi cọc Cao Quỳ có giá trị to lớn, mở ra hướng nghiên cứu, tiếp cận và nhận thức mới về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân, dân nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là chiến thắng đã được các học giả trong và ngoài nước khẳng định có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử dân tộc và thế giới. Vì chính từ thất bại tại Bạch Đằng năm 1288, vó ngựa quân Nguyên Mông phải ngừng mở rộng xâm lược các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Ảnh: NPV
GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá: Việc tìm thấy bãi cọc Cao Quỳ có giá trị to lớn, mở ra hướng nghiên cứu, tiếp cận và nhận thức mới về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân, dân nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông. Đây là chiến thắng đã được các học giả trong và ngoài nước khẳng định có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử dân tộc và thế giới. Vì chính từ thất bại tại Bạch Đằng năm 1288, vó ngựa quân Nguyên Mông phải ngừng mở rộng xâm lược các nước Đông Nam Á và Nhật Bản. Ảnh: NPV
Theo lịch sử, Liên Khê xưa thuộc tổng Trúc Động, huyện Thủy Đường phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Đây là vùng đất cổ được bao bọc bởi sông Đá Bạc, sông Giá và 8 dãy núi đá nằm ở phía Đông Bắc. Cuối thế kỷ XIII, tổng Trúc Động là căn cứ thủy quân lớn của nhà Trần. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn về đây lập căn cứ chỉ huy trận chiến Bạch Đằng. Vị trí xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng tại khu vực khoanh đỏ. Ảnh: Googlemaps
Theo lịch sử, Liên Khê xưa thuộc tổng Trúc Động, huyện Thủy Đường phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Đây là vùng đất cổ được bao bọc bởi sông Đá Bạc, sông Giá và 8 dãy núi đá nằm ở phía Đông Bắc. Cuối thế kỷ XIII, tổng Trúc Động là căn cứ thủy quân lớn của nhà Trần. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn về đây lập căn cứ chỉ huy trận chiến Bạch Đằng. Vị trí xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng tại khu vực khoanh đỏ. Ảnh: Googlemaps

Tin mới