Cận cảnh đốt lò nấu nồi đất 'kiểu mới' ở Trù Sơn

(Baonghean.vn) - Trong quá trình lao động, người dân làng nồi, xã Trù Sơn (Đô Lương) đã có những cải tiến trong kỹ thuật nấu nồi đất. Đó là xây lò giữ nhiệt với những ưu điểm, lợi ích thiết thực.
Từ trước tới nay, muốn nấu nồi đất người dân làm nồi ở xã Trù Sơn thường sắp nồi lên cái giàn đỡ bằng những viên đá ong và đốt lửa nấu. Nấu nồi bằng cách này đã có từ lâu đời ở đây. Ảnh: Huy Thư
Từ trước tới nay, muốn nấu nồi đất người dân làm nồi ở xã Trù Sơn thường sắp nồi lên cái giàn đỡ bằng những viên đá ong và đốt lửa nấu. Nấu nồi bằng cách này đã có từ lâu đời ở đây. Ảnh: Huy Thư
Thời gian gần đây, người dân làng nồi đã "phát minh" ra cách nấu nồi mới, xây lò giữ nhiệt. Lò nấu nồi đất được làm từ gạch, đất, thép, đá ong. Lò có dạng hình tam giác tù góc, mỗi cạnh dài từ 2 - 3 m, cao từ 0,6 - 0,8m, mỗi góc có 1 cửa để đốt lửa. Ảnh: Huy Thư
Thời gian gần đây, người dân làng nồi đã "phát minh" ra cách nấu nồi mới, xây lò giữ nhiệt. Lò nấu nồi đất được làm từ gạch, đất, thép, đá ong. Lò có dạng hình tam giác tù góc, mỗi cạnh dài từ 2 - 3 m, cao từ 0,6 - 0,8m, mỗi góc có 1 cửa để đốt lửa. Ảnh: Huy Thư
Thành lò được xây bằng đá ong, gạch và bùn đất, phía dưới gác dàn thanh thép để đỡ nồi. Nguyên liệu xây lò dễ tìm, sẵn có, do đó xây 1 cái lò như thế này, kinh phí tốn kém không đáng kể. Ảnh: Huy Thư
Thành lò được xây bằng đá ong, gạch và bùn đất, phía dưới gác dàn thanh thép để đỡ nồi. Nguyên liệu xây lò dễ tìm, sẵn có, do đó xây 1 cái lò như thế này, kinh phí tốn kém không đáng kể. Ảnh: Huy Thư
Cửa lò làm bằng đá ong, thường chia thành 2 ngả, mỗi ngả chạy về một cạnh lò. Nhờ vậy, khi đun củi, lửa sẽ cháy đều dưới thân lò. Ông Nguyễn Đình Thảo trú ở xóm 7 xã Trù Sơn được xem là người tiên phong khởi xướng kỹ thuật mới này ở làng nồi. Theo ông Thảo: "Đốt nồi kiểu cũ tôi thấy có nhiều nhược điểm nên mới nghĩ ra cái lò này và bắt tay thực hiện". Ảnh: Huy Thư
Cửa lò làm bằng đá ong, thường chia thành 2 ngả, mỗi ngả chạy về một cạnh lò. Nhờ vậy, khi đun củi, lửa sẽ cháy đều dưới thân lò. Ông Nguyễn Đình Thảo trú ở xóm 7 xã Trù Sơn được xem là người tiên phong khởi xướng kỹ thuật mới này ở làng nồi. Theo ông Thảo: "Đốt nồi kiểu cũ tôi thấy có nhiều nhược điểm nên mới nghĩ ra cái lò này và bắt tay thực hiện". Ảnh: Huy Thư
Nồi đất sau khi phơi khô được sắp vào lò theo thứ tự. Nồi nhỏ có thể được ghép vào những nồi lớn để tiết kiệm không gian lò. Tùy vào kích thước lớn nhỏ mà mỗi lò đốt được từ 300 - 500 chiếc nồi các loại. Ảnh: Huy Thư
Nồi đất sau khi phơi khô được sắp vào lò theo thứ tự. Nồi nhỏ có thể được ghép vào những nồi lớn để tiết kiệm không gian lò. Tùy vào kích thước lớn nhỏ mà mỗi lò đốt được từ 300 - 500 chiếc nồi các loại. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con địa phương, so với "lò trần" trước đây, đốt lò xây có nhiều ưu điểm: tiết kiệm được nguyên liệu như rơm, lá khô, củi..; giữ nhiệt lâu, giảm nóng bức cho người tham gia đốt lò, tiết kiệm nhân công... Ảnh: Huy Thư
Theo bà con địa phương, so với "lò trần" trước đây, đốt lò xây có nhiều ưu điểm: tiết kiệm được nguyên liệu như rơm, lá khô, củi..; giữ nhiệt lâu, giảm nóng bức cho người tham gia đốt lò, tiết kiệm nhân công... Ảnh: Huy Thư
Thời gian đốt 1 mẻ nồi trên lò xây cũng rút ngắn đáng kể so với trước đây. Khi trên lò, nồi đất rực hồng dưới lớp tàn than thì nồi đã "chín". Ảnh: Huy Thư
 Thời gian đốt 1 mẻ nồi trên lò xây cũng rút ngắn đáng kể so với trước đây. Khi trên lò, nồi đất rực hồng dưới lớp tàn than thì nồi đã "chín". Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Đình Thoan - một người dân có kinh nghiệm trong việc đốt nồi đất ở xóm 6, xã Trù Sơn cho biết: Bên cạnh những ưu điểm, lò xây có hạn chế là thành lò dày, sắp được ít nồi hơn "lò trần". Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Đình Thoan - một người dân có kinh nghiệm trong việc đốt nồi đất ở xóm 6, xã Trù Sơn cho biết: Bên cạnh những ưu điểm, lò xây có hạn chế là thành lò dày, sắp được ít nồi hơn "lò trần". Ảnh: Huy Thư
Theo bà Nguyễn Thị Kháng - một phụ nữ "mát tay" trong việc đốt nồi ở Trù Sơn chia sẻ: Từ ngày đốt lò "kiểu mới", sản phẩm nồi ra lò của gia đình bà luôn đảm bảo chất lượng, chín đều, màu đẹp, được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Huy Thư
Theo bà Nguyễn Thị Kháng - một phụ nữ "mát tay" trong việc đốt nồi ở Trù Sơn chia sẻ: Từ ngày đốt lò "kiểu mới",  sản phẩm nồi ra lò của gia đình bà luôn đảm bảo chất lượng, chín đều, màu đẹp, được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Huy Thư
Hiện ở các xóm làm nghề nồi đất ở Trù Sơn nhiều hộ gia đình đã xây lò "kiểu mới" để nấu nồi. Việc xây lò nấu nồi là một nét mới trong kỹ thuật sản xuất ở làng nồi. Nhận thấy có nhiều ưu điểm, các hộ làm nồi đã đến học hỏi, tham khảo kinh nghiệm kỹ thuật xây lò đốt "kiểu mới" của một số hộ tiên phong. Ảnh: Huy Thư
Hiện ở các xóm làm nghề nồi đất ở Trù Sơn nhiều hộ gia đình đã xây lò "kiểu mới" để nấu nồi. Việc xây lò nấu nồi là một nét mới trong kỹ thuật sản xuất ở làng nồi. Nhận thấy có nhiều ưu điểm, các hộ làm nồi đã đến học hỏi, tham khảo kinh nghiệm kỹ thuật xây lò đốt "kiểu mới" của một số hộ tiên phong. Ảnh: Huy Thư
Đốt lò "kiểu mới" ở làng nồi  xã Trù Sơn. Video: Ảnh: Huy Thư

Tin mới