Cận cảnh giếng làng tiền tỷ ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau khi hoàn thành việc khôi phục, giếng Đường Quan ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) đã trở thành một trong những giếng làng "khủng", đẹp bậc nhất ở Nghệ An.
Theo người dân địa phương, giếng Đường Quan được người dân làng Đông Viên đào từ thời xa xưa để lấy nước sinh hoạt. Do giếng nằm gần đường lớn nên bà con trong làng gọi là giếng Đường Quan. Sau hàng chục năm bị hoang phế, giếng đã được người dân xóm Đông Xuân, xã Trung Phúc Cường khôi phục năm 2021. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, giếng Đường Quan được người dân làng Đông Viên đào từ thời xa xưa để lấy nước sinh hoạt. Do giếng nằm gần đường lớn nên bà con trong làng gọi là giếng Đường Quan. Sau hàng chục năm bị hoang phế, giếng đã được người dân xóm Đông Xuân, xã Trung Phúc Cường khôi phục năm 2021. Ảnh: Huy Thư
Kinh phí xây dựng, tôn tạo giếng hơn 1 tỷ đồng được huy động từ sự đóng góp của các mạnh thường quân, người dân địa phương, con em xóm Đông Xuân trên mọi miền Tổ quốc... Giếng có đường kính 23,5m, chu vi hơn 73m được thiết kế, xây dựng một cách công phu với nguyên liệu đá xanh, đá ong trong khuôn viên có diện tích 1.100 m2. Ảnh: Huy Thư
Kinh phí xây dựng, tôn tạo giếng hơn 1 tỷ đồng được huy động từ sự đóng góp của các mạnh thường quân, người dân địa phương, con em xóm Đông Xuân trên mọi miền Tổ quốc... Giếng có đường kính 23,5m, chu vi hơn 73m được thiết kế, xây dựng một cách công phu với nguyên liệu đá xanh, đá ong trong khuôn viên có diện tích 1.100 m2. Ảnh: Huy Thư
Thành giếng cao 1 m được lắp ghép bởi 57 cột vuông và 59 phiến đá được điêu khắc công phu tỉ mỉ. Ảnh: Huy Thư
Thành giếng cao 1 m được lắp ghép bởi 57 cột vuông và 59 phiến đá được điêu khắc công phu tỉ mỉ. Ảnh: Huy Thư
Nhờ thiết kế hài hòa, chi tiết, đặc biệt là việc tách bờ thành và chân thành giếng cũng như đục xuyên những phiến đá thành hình chiếc khánh tạo nên sự thông thoáng, đẹp mắt cho thành giếng. Ảnh: Huy Thư
Nhờ thiết kế hài hòa, chi tiết, đặc biệt là việc tách bờ thành và chân thành giếng cũng như đục xuyên những phiến đá thành hình chiếc khánh tạo nên sự thông thoáng, đẹp mắt cho thành giếng. Ảnh: Huy Thư
Cửa ra vào của giếng được giới hạn bởi 2 cột đá cao và 2 con rồng được điêu khắc đẹp. Hai bên cửa giếng gắn với 2 bức phù điêu có ghi tên giếng, thời gian khởi công tôn tạo và hoàn thành. Cửa giếng có cánh cửa đóng mở tiện cho việc vào ra khi người dân có nhu cầu sử dụng. Ảnh: Huy Thư
Cửa ra vào của giếng được giới hạn bởi 2 cột đá cao và 2 con rồng được điêu khắc đẹp. Hai bên cửa giếng gắn với 2 bức phù điêu có ghi tên giếng, thời gian khởi công tôn tạo và hoàn thành. Cửa giếng có cánh cửa đóng mở tiện cho việc vào ra khi người dân có nhu cầu sử dụng. Ảnh: Huy Thư
Mặt trong của thành giếng cũng đẹp như mặt ngoài. Phía dưới giếng được lát bằng đá ong. Giếng thông với ruộng bằng một đường ống lớn. Khi nước trong giếng đầy có thể tràn ra ruộng hoặc khi tát giếng cũng có thể bơm nước ra ngoài theo đường ống này. Ảnh: Huy Thư
Mặt trong của thành giếng cũng đẹp như mặt ngoài. Phía dưới giếng được lát bằng đá ong. Giếng thông với ruộng bằng một đường ống lớn. Khi nước trong giếng đầy có thể tràn ra ruộng hoặc khi  tát giếng cũng có thể bơm nước ra ngoài theo đường ống này. Ảnh: Huy Thư
Từ ngoài nhìn vào, bên phải giếng là bia công đức (cao hơn 2,5 m ghi danh 500 tập thể, cá nhân đã đóng góp khôi phục giếng Đường Quan), miếu thờ thần giếng, bục đá. Ảnh: Huy Thư
Từ ngoài nhìn vào, bên phải giếng là bia công đức (cao hơn 2,5 m ghi danh 500 tập thể, cá nhân đã đóng góp khôi phục giếng Đường Quan), miếu thờ thần giếng, bục đá. Ảnh: Huy Thư
Phía ngoài thành giếng là hành lang rộng 5 - 7 m, đổ bê tông. Xung quanh hành lang bố trí các cột đèn điện để thắp sáng vào ban đêm, hệ thống ống dẫn bơm nước tưới cây và 24 chiếc ghế đá để người dân ngồi hóng mát. Ảnh: Huy Thư
Phía ngoài thành giếng là hành lang rộng  5 - 7 m, đổ bê tông. Xung quanh hành lang bố trí các cột đèn điện để thắp sáng vào ban đêm, hệ thống ống dẫn bơm nước tưới cây và 24 chiếc ghế đá để người dân ngồi hóng mát. Ảnh: Huy Thư
Bên trái giếng là bảng "Nội quy giếng Đường Quan" ghi các quy định nhằm bảo vệ, gìn giữ giếng làng, như cấm xả rác xuống giếng, cấm tắm giặt trong giếng... Ảnh: Huy Thư
Bên trái giếng là bảng "Nội quy giếng Đường Quan" ghi các quy định nhằm bảo vệ, gìn giữ giếng làng, như cấm xả rác xuống giếng, cấm tắm giặt trong giếng... Ảnh: Huy Thư
Mặc dù việc khôi phục giếng Đường Quan đã cơ bản hoàn thành, nhưng người dân địa phương vẫn tiếp tục tôn tạo cảnh quan cho giếng, như trồng hoa, trồng cây cảnh để giếng làng ngày càng đẹp hơn. Ảnh: Huy Thư
Mặc dù việc khôi phục giếng Đường Quan đã cơ bản hoàn thành, nhưng người dân địa phương vẫn tiếp tục tôn tạo cảnh quan cho giếng, như trồng hoa, trồng cây cảnh để giếng làng ngày càng đẹp hơn. Ảnh: Huy Thư
Ông Phan Trọng Khánh - Trưởng ban khôi phục giếng Đường Quan cho biết: Nhờ sự đồng tâm hợp lực của nhân dân, giếng Đường Quan đã được khôi phục như mong đợi. Đây không chỉ là chứng tích gắn liền với bao thế hệ người làng mà còn là một công trình có tính nghệ thuật cao. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đóng góp công sức để xây dựng giếng thành một "công viên làng", nơi hóng mát, vui chơi, giải trí... của người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư
Ông Phan Trọng Khánh - Trưởng ban khôi phục giếng Đường Quan cho biết: Nhờ sự đồng tâm hợp lực của nhân dân, giếng Đường Quan đã được khôi phục như mong đợi. Đây không chỉ là chứng tích gắn liền với bao thế hệ người làng mà còn là một công trình có tính nghệ thuật cao. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục đóng góp công sức để xây dựng giếng thành một "công viên làng", nơi hóng mát, vui chơi, giải trí... của người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư

Tin mới