Cận cảnh học sinh cấp 1 học bán trú ở miền biên viễn Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là nỗ lực của các cơ sở giáo dục vùng cao Kỳ Sơn nhằm tập trung học sinh, tập trung nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới.
Ngoài 19 trường PT DTBT THCS, huyện Kỳ Sơn có 42 trường tiểu học tổ chức bán trú. Các trường này đã dồn học sinh lớp 3 – 5 từ điểm lẻ về điểm chính. Đồng thời cho các em ăn, ở bán trú tại trường từ thứ 2 - 6. Dù tỉnh Nghệ An chưa có mô hình trường tiểu học bán trú, nhưng đây là nỗ lực của các cơ sở giáo dục vùng cao, nhằm tập trung học sinh, tập trung nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới. Ảnh: Đức Anh
Ngoài 19 trường PT DTBT THCS, huyện Kỳ Sơn có 42 trường tiểu học tổ chức bán trú. Các trường này đã dồn học sinh lớp 3 - 5 từ điểm lẻ về điểm chính, đồng thời cho các em ăn, ở bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6. Đây là nỗ lực của các cơ sở giáo dục vùng cao nhằm tập trung học sinh, tập trung nguồn lực đáp ứng yêu cầu dạy học chương trình phổ thông mới. Ảnh: Đức Anh 
Năm học 2021 – 2022 là năm thứ 2, Trường Tiểu học Đoọc Mạy (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) tổ chức bán trú. Có 68 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 ở các bản lẻ Huồi Viêng, Phà Nọi, Nọng Hán được đưa về trường chính. Đóng tại xã biên giới xa xôi, khó khăn, điều kiện cơ cở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn. Nhưng các giáo viên nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh. Ảnh: Đức Anh
Năm học 2021 - 2022 là năm thứ 2 Trường Tiểu học Đoọc Mạy (huyện Kỳ Sơn) tổ chức bán trú. Có 68 học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 ở các bản lẻ Huồi Viêng, Phà Nọi, Noọng Hán được đưa về trường chính. Đóng tại xã biên giới xa xôi, khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của trường còn nhiều thiếu thốn nhưng các giáo viên nơi đây đang nỗ lực từng ngày nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho các em học sinh. Ảnh: Đức Anh 
Học sinh dân tộc thiểu số ít được tiếp xúc nên khi được về điểm trường chính học, các em sẽ được rèn luyện tính tự lập, đặc biệt giúp các em có điều kiện học các môn như Tiếng Anh, Tin học được thuận lợi hơn. Ảnh: Đức Anh
Học sinh dân tộc thiểu số ít được tiếp xúc nên khi được về điểm trường chính học, các em sẽ được rèn luyện tính tự lập, đặc biệt giúp các em có điều kiện học các môn như Tiếng Anh, Tin học được thuận lợi hơn. Ảnh: Đức Anh
Để góp phần nâng chất lượng bữa ăn cho học sinh, ngoài chế độ mà các em được hưởng theo Nghị định 116, các giáo viên nơi đây đã chủ động trồng thêm nhiều loại rau củ, nuôi lợn, nuôi gà. Qua đó đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Để góp phần nâng chất lượng bữa ăn cho học sinh, ngoài chế độ mà các em được hưởng theo Nghị định 116, các giáo viên nơi đây đã chủ động trồng thêm nhiều loại rau củ, nuôi lợn, nuôi gà. Qua đó đảm bảo bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Nhà trường đã hợp đồng với cô nuôi để nấu ăn cho các em học sinh, tuy nhiên vẫn phải cắt cử thêm các giáo viên để hỗ trợ. Ngoài ra các giáo viên còn phải đóng vai trò như người bố người mẹ thứ 2 để chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Ảnh: Đức Anh
Nhà trường đã hợp đồng với cô nuôi để nấu ăn cho các em học sinh, tuy nhiên vẫn phải cắt cử thêm các giáo viên để hỗ trợ. Ngoài ra, các giáo viên còn phải đóng vai trò như người bố, người mẹ thứ 2 để chăm lo cho các em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Ảnh: Đức Anh
Thầy Trần Hữu Trường – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoọc Mạy cho biết: Chúng tôi cũng kết nối với một số tổ chức, nhóm thiện nguyện tặng đủ chăn đệm, áo ấm cho học sinh trong mùa đông rét. Hiện hơn 10 giáo viên cắm bản ở lại trường dạy học. Khi đưa học sinh từ điểm lẻ về, bếp của thầy cô cũng thành bếp ăn của trò. Vừa lo ăn uống, vừa chăm sóc, quản lý các cháu để tạo sự yên tâm, tin tưởng của phụ huynh. Ảnh: Đức Anh
Thầy Trần Hữu Trường - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoọc Mạy cho biết: "Chúng tôi cũng kết nối với một số tổ chức, nhóm thiện nguyện tặng đủ chăn đệm, áo ấm cho học sinh trong mùa đông rét. Hiện hơn 10 giáo viên cắm bản ở lại trường dạy học. Khi đưa học sinh từ điểm lẻ về, bếp của thầy cô cũng thành bếp ăn của trò. Vừa lo ăn uống, vừa chăm sóc, quản lý các cháu để tạo sự yên tâm, tin tưởng của phụ huynh". Ảnh: Đức Anh
Sau bữa ăn các em tự rửa bát, lau khay, quét dọn điều này tạo cho các em tính tự lập, qua đó nâng cao kỹ năng sống cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Sau bữa ăn các em tự rửa bát, lau khay, quét dọn... Đây cũng là cách mà nhà trường rèn kỹ năng sống, nề nếp sinh hoạt tập thể cho học sinh. Ảnh: Đức Anh
Mô hình trường tiểu học bán trú đã được phủ kín ở huyện Kỳ Sơn Nghệ An và là mô hinh đang được nhân rộng ở nhiều huyện khác trong tỉnh. Về phía sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục tuy vào điều kiện thực tế để tổ chức bán trú cho học sinh với hình thức linh hoạt. Ảnh: Đức Anh
Mô hình trường tiểu học bán trú đã được phủ kín ở huyện Kỳ Sơn và là mô hinh đang được nhân rộng ở nhiều huyện khác trong tỉnh. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng khuyến khích các cơ sở giáo dục tuy vào điều kiện thực tế để tổ chức bán trú cho học sinh với hình thức linh hoạt. Ảnh: Đức Anh
Học sinh tiểu học Kỳ Sơn học bán trú. Clip: Đức Anh

Tin mới