Cận cảnh làng nghề giấy dó duy nhất ở xứ Nghệ

(Baonghean) -Trên cả xứ Nghệ, chỉ người dân làng Phong Phú, xã Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An) làm nghề sản xuất giấy dó, dù người làng nay không biết nghề có từ khi nào. Nghề đang làm nên một nét độc đáo cho làng.  

Nguyên liệu dùng để làm ra giấy dó là vỏ cây niệt dó được người dân lùng tìm trên các vùng miền núi rậm rạp. Cây niệt mang về bóc lấy vỏ để xử lý qua nhiều công đoạn mới cho ra sản phẩm giấy dó. Trong ảnh: Cành cây niệt được vợ chồng bà Trương Thị Hải vừa lấy từ rừng về. Ảnh: Quang An
Nguyên liệu dùng để làm ra giấy dó là vỏ cây niệt dó được người dân lùng tìm trên các vùng miền núi còn rậm rạp. Cây niệt mang về bóc lấy vỏ, xử lý qua nhiều công đoạn mới cho ra sản phẩm giấy dó. Trong ảnh: Cành cây niệt được vợ chồng bà Trương Thị Hải vừa lấy từ rừng về. Ảnh: Quang An
Vỏ cây niệt sau khi bóc khỏi thân cây, dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Ảnh: Quang An
Vỏ cây niệt sau khi bóc khỏi thân cây, cạo sạch lớp tinh bên ngoài, xong dùng lưỡi dao thật sắc bén để lước mỏng như tờ giấy cho nhanh khô và dễ giã.  Ảnh: Quang An
Vợ chồng ông Vương Văn Tâm cho biết: làm nghề này phải tranh thủ thời mọi gian, những ngày mưa thì xử lý khâu .... Ảnh: Xuân Hoàng
Theo ông Vương Văn Tâm - chồng bà Hải, cho biết: Làm nghề này phải tranh thủ thời gian hợp lý, những ngày mưa thì thực hiện khâu làm vỏ, trời nắng thì tráng phơi cho khô. Nghề dù không nặng nhọc, nhưng đòi hỏi phải cần cù, chịu khó, khéo tay. Ảnh: Xuân Hoàng
Vỏ niệt sau khi xử lý, phơi khô là cho vào nồi nấu. Thời gian nấu lâu như luộc bánh chưng. Khi nấu, người ta đổ 2 bát tô vôi vào nồi  để xử lý hết mùi của cây niệt. Ảnh: Quang An
Vỏ niệt sau khi phơi khô cho vào nồi để nấu. Trước khi nấu, người ta đổ vôi vào nồi để xử lý hết mùi của cây niệt. Ảnh: Quang An
luộc
 Thời gian nấu vỏ niệt sau khi xử lý, phơi khô lâu như luộc bánh chưng. Ảnh: Xuân Hoàng 
Sau khi luộc kỹ, vỏ niệt được ngâm dưới dòng nước chảy 1 buổi, sau đó dùng chày giã mạnh để lấy bột. Phần bột được quấy vào nước lã để tráng lên khuôn. Ảnh: Quang An
Sau khi luộc kỹ, vỏ niệt được ngâm dưới dòng nước chảy 1 buổi, sau đó dùng chày giã mạnh để lấy bột. Phần bột được quấy vào nước lã để tráng lên khuôn. Khuôn được làm bằng khung tre, mặt khuôn bằng vải màn, rộng 1 m2. Những người giỏi nghề như bà Trương Thị Hải mặc dù tuổi cao nhưng với kinh nghiệm hàng chục năm trong nghề nên bà tráng rất đều tay, giấy đẹp. Ảnh: Quang An
Những ngày có nắng, bà con mới tráng giấy dó để phơi. Khi tráng mỏng đều nên thời gian phơi khoảng 2 tiếng đồng hồ là có thể bóc tấm giấy dó để xếp cất được. Ảnh: Xuân Hoàng
Những ngày có nắng, bà con mới tráng giấy dó để phơi. Khi tráng mỏng đều nên thời gian phơi khoảng 2 tiếng đồng hồ là có thể bóc tấm giấy dó để xếp cất được. Ảnh: Xuân Hoàng
Sản phẩm giấy dó dùng để dán gói cá biển sau khi cá đã hấp xong và dùng để cuốn hương trầm. Do vậy, nghề này phụ thuộc vào nghề đánh bắt hải sản, nếu biển thuận gió hòa thì tiêu thụ được và ngược lai. Ảnh: Quang An
Sản phẩm giấy dó ngoài để cuốn hương trầm là dùng để đóng gói cá biển sau khi cá đã hấp xong. Do vậy, nghề này khá phụ thuộc vào nghề đánh bắt hải sản, nếu biển thuận gió hòa thì tiêu thụ tốt và ngược lai. Bà con cho biết, hiện giá bán 4.000 đồng/tờ, 2  người làm tích cực một ngày được 100 tờ được 400 nghìn đồng, trừ chi phí còn 360 nghìn đồng. Giấy dó chủ yếu nhập cho người buôn bán hải sản ở các vùng biển trong tỉnh. Ảnh: Quang An
Sau khi làm xong, khuôn được rửa sạch, cất gọn gàng, những cái bị rách thì khâu lại. ảnh: Quang An
Vị trưởng làng Phong Phú cho biết: Làngcó 120 hộ thì hiện có 25 hộ chuyên làm nghề giấy dó. Tính ra 1 tháng làng nghề sản xuất được khoảng 60 nghìn tờ giấy dó, trị giá khoảng 240 triệu đồng. Nghề giấy dó Phong Phú là nghề truyền thống có từ lâu đời, không ai biết có từ khi nào. Mặc dù nghề này có thu nhập, nhưng lực lượng lao động trẻ không mấy quan tâm nên những người bám nghề hiện nay chủ yếu là tuổi trung niên và người già. Trong ảnh: Tranh thủ ngày nắng, hộ ông Nguyễn Văn Hà chuẩn bị khuôn để tráng giấy; đây là hộ làm nghề giỏi nhất làng. Ảnh: Quang An

 Xuân Hoàng - Quang An

TIN LIÊN QUAN

Tin mới