Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết

(Baonghean.vn) - Khi hoa đào hé nở báo hiệu Xuân về cũng là lúc người dân làng nghề giấy dó ở xã Nghi Phong (Nghi Lộc) lại tất bật bước vào vụ Tết.

.

mu
Nghề làm giấy dó ở làng Phong Phú, xã Nghi Phong (Nghi Lộc) đã có từ lâu đời. Trước đây cả làng nhà nhà sản xuất giấy dó, nay chỉ còn 5 hộ làm nghề. Trung tuần tháng Chạp này, khi Tết Nguyên đán đang đến gần, công việc ở làng nghề dường như càng tất bật hơn. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó được làm từ vỏ cây niệt được người dân ở đây lấy từ ngoài đồng, trên núi hoặc mua về từ các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Vỏ cây niệt có thể sử dụng làm tươi hoặc phơi khô cất làm giấy quanh năm. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó được làm từ vỏ cây niệt được người dân ở đây lấy từ ngoài đồng, trên núi hoặc mua về từ các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Vỏ cây niệt có thể sử dụng làm tươi hoặc phơi khô cất làm giấy quanh năm. Ảnh: Huy Thư
Sau khi cạo sạch lớp vỏ đen phía ngoài, vỏ niệt được nấu liên tục từ 24 - 36 tiếng đồng hồ với nước vôi và đem ra đập trên đá bằng thân cây ma ca. Ông Vương Văn Tâm (60 tuổi) một người dân có hơn nửa thế kỷ làm nghề giấy dó ở xóm 3, Nghi Phong cho biết: Ngày xưa các cụ đã chọn cây ma ca làm chày giã vỏ niệt vì cây này có thớ dai, bền không bị vỡ vụn trong quá trình đập, giã mạnh. Ảnh: Huy Thư
Sau khi cạo sạch lớp vỏ đen phía ngoài, vỏ niệt được nấu liên tục từ 24 - 36 tiếng đồng hồ với nước vôi và đem ra đập trên đá bằng thân cây ma ca. Ông Vương Văn Tâm (60 tuổi) một người dân có hơn nửa thế kỷ làm nghề giấy dó ở xóm 3, Nghi Phong cho biết: Ngày xưa các cụ đã chọn cây ma ca làm chày giã vỏ niệt vì cây này có thớ dai, bền không bị vỡ vụn trong quá trình đập, giã mạnh. Ảnh: Huy Thư
Mỗi mẻ giã vỏ niệt kéo dài tầm 30 phút, phải giã đến lúc vỏ niệt nhuyễn như cháo mới có thể làm giấy. Ảnh: Huy Thư
Mỗi mẻ giã vỏ niệt kéo dài tầm 30 phút, phải giã đến lúc vỏ niệt nhuyễn như cháo mới có thể làm giấy. Ảnh: Huy Thư
Vỏ niệt giã nhỏ được tẩy trắng, cho vào chậu khuấy đều cùng với nước lã và nhựa cây bìm bìm. Căn cứ vào độ dày mỏng của giấy người thợ sẽ pha hỗn hợp vỏ niệt lỏng hay đặc. Khâu chuẩn bị nguyên liệu là vất vả nhất trong các công đoạn của nghề làm giấy dó. Ảnh: Huy Thư
Vỏ niệt giã nhỏ được tẩy trắng, cho vào chậu khuấy đều cùng với nước lã và nhựa cây bìm bìm. Căn cứ vào độ dày mỏng của giấy người thợ sẽ pha hỗn hợp vỏ niệt lỏng hay đặc. Khâu chuẩn bị nguyên liệu là vất vả nhất trong các công đoạn của nghề làm giấy dó. Ảnh: Huy Thư
Trước Tết Nguyên đán, công việc làm giấy dó của bà con ở đây trở nên tấp nập hơn. Mỗi ngày, 2 nhân công (1 người tráng, 1 người phụ) cũng có thể làm được 100 tờ giấy vuông có cạnh khoảng 0,7 - 0,8m. Ảnh: Huy Thư
Trước Tết Nguyên đán, công việc làm giấy dó của bà con ở đây trở nên tấp nập hơn. Mỗi ngày, 2 nhân công (1 người tráng, 1 người phụ) cũng có thể làm được 100 tờ giấy vuông có cạnh khoảng 0,7 - 0,8m. Ảnh: Huy Thư
Khi tráng giấy dó, hỗn hợp vỏ cây niệt được múc đổ lên khuôn làm bằng vải màn. Người thợ tráng giấy sẽ cầm khuôn lắc qua, lắc lại cho hỗn hợp dàn đều trên khuôn. Nước lã và nhựa cây bìm bìm sẽ chảy xuống phía dưới khuôn. Sau khi tráng hỗn hợp, các khuôn được đưa ra phơi nắng. Bà Vương Thị Loan (55 tuổi) - một phụ nữ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm giấy dó ở xóm 3, xã Nghi Phong cho biết: Trước đây làng có hơn trăm hộ làm nghề, nay chỉ còn 5 hộ giữ nghề. Nghề làm giấy dó tuy không nặng nhọc nhưng lắm công đoạn, người làm phải chịu khó, yêu nghề mới duy trì được. Ảnh: Huy Thư
Khi tráng giấy dó, hỗn hợp vỏ cây niệt được múc đổ lên khuôn làm bằng vải màn. Người thợ tráng giấy sẽ cầm khuôn lắc qua, lắc lại cho hỗn hợp dàn đều trên khuôn. Nước lã và nhựa cây bìm bìm sẽ chảy xuống phía dưới khuôn. Sau khi tráng hỗn hợp, các khuôn được đưa ra phơi nắng. Bà Vương Thị Loan (55 tuổi) - một phụ nữ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm giấy dó ở xóm 3, xã Nghi Phong cho biết: Trước đây làng có hơn trăm hộ làm nghề, nay chỉ còn 5 hộ giữ nghề. Nghề làm giấy dó tuy không nặng nhọc nhưng lắm công đoạn, người làm phải chịu khó, yêu nghề mới duy trì được. Ảnh: Huy Thư 
Theo người dân địa phương, mỗi mẻ giấy được phơi tầm 3 - 4 tiếng đồng hồ. Nắng càng to, màu giấy càng đẹp, sáng. Dịp này đến nhà những hộ dân làm nghề giấy dó, thấy khuôn giấy phơi đầy vườn. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, mỗi mẻ giấy được phơi tầm 3 - 4 tiếng đồng hồ. Nắng càng to, màu giấy càng đẹp, sáng. Dịp này đến nhà những hộ dân làm nghề giấy dó, thấy khuôn giấy phơi đầy vườn. Ảnh: Huy Thư

.

Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết  ảnh 9
Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết  ảnh 10
Cận cảnh làng nghề làm giấy dó vào vụ Tết  ảnh 11
Công đoạn cuối cùng của nghề làm giấy dó là bóc giấy ra khỏi khuôn. Do giấy mỏng, người bóc giấy phải hết sức cẩn thận, nếu không sản phẩm dễ bị rách, nhàu. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó của làng Phong Phú với ưu điểm trắng, mỏng, nhẹ, bền, thích hợp để làm hàng mã, quấn hương, lưu giữ tài liệu, quấn cá biển... được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tháng Chạp này, nhu cầu về giấy dó tăng cao, bà con sản xuất đến đâu hết hàng đến đó. Giá giấy giao động từ 4.000 - 5.500 đồng/tờ. Làm nghề giấy dó không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn 1 nghề truyền thống độc đáo, lâu đời, hiếm có ở xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Giấy dó của làng Phong Phú với ưu điểm trắng, mỏng, nhẹ, bền, thích hợp để làm hàng mã, quấn hương, lưu giữ tài liệu, quấn cá biển... được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Tháng Chạp này, nhu cầu về giấy dó tăng cao, bà con sản xuất đến đâu hết hàng đến đó. Giá giấy giao động từ 4.000 - 5.500 đồng/tờ. Làm nghề giấy dó không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn 1 nghề truyền thống độc đáo, lâu đời, hiếm có ở xứ Nghệ. Ảnh: Huy Thư
Độc đáo nghề làm giấy dó  ở Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An). Video: Huy Thư

Tin mới