Cần quy định rõ thẩm quyền phê chuẩn các loại Điều ước quốc tế

(Baonghean.vn) - Đây là nội dung được các đại biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Điều ước quốc tế vào chiều 24/2. Đồng chí Phạm Văn Tấn, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất cao với các quy định trong dự thảo Luật Điều ước quốc tế. Các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Điều ước quốc tế (sửa đổi) phải tạo được khung pháp lý vừa chặt chẽ, vừa linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích của đất nước.

Một số ý kiến cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế với Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Ngoài ra, luật cần cụ thể hóa chức vụ, hàm cấp, người được đề xuất, ủy quyền đàm phán Quốc tế, ký kết, thẩm quyền phê chuẩn đối với các loại Điều ước quốc tế ... 

Bên cạnh đó, dự thảo Luẩt cần bổ sung tên gọi vì tên gọi hiện tại là Luật Điều ước quốc tế chưa bao hàm tất cả các nội dung trong Luật. Bên cạnh đó, trong các văn bản ký kết thì ngôn ngữ cần phải có tiếng Việt vì đây là Luật của Việt Nam. Nếu trong quá trình đàm phán mà có nội dung ảnh hưởng đến người dân thì cần bổ sung thêm việc trưng cầu ý dân và cần có quy định rõ trách nhiệm trong việc thông báo rộng rãi cho người dân khi ký kết các điều ước Quốc tế.

Dự thảo Luật Điều ước quốc tế (sửa đổi) gồm 9 chương với 90 điều, giảm 17 điều so với 107 điều của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Luật quy định về việc ký kết, bảo lưu, lưu chiểu, công bố, đăng ký,… đối với điều ước quốc tế.

Kết thúc hội nghị, đồng chí Phạm Văn Tấn cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đại biểu và đoàn ĐBQH sẽ tổng hợp để trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp tới.

Phạm Bằng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới