Cắt chấu liềm sống lại nghề xưa cũ

(Baonghean.vn)- Ở xã Nghĩa Liên, huyện Nghĩa Đàn, vợ chồng anh Phan Văn Ngọc đang giữ nghề cắt chấu liềm - một nghề độc đáo, có từ cổ xưa.

2
Theo vợ chồng anh Phan Văn Ngọc, trước đây chiếc liềm là công cụ lao động chủ yếu của người nông dân, còn ngày nay khi sản xuất nông nghiệp đã dần được cơ giới hóa thì chiếc liềm chỉ còn được bà con sử dụng để cắt cỏ chăn nuôi trâu bò, cắt lá mía. Tuy nhiên, đây vẫn là "cần câu cơm" của hai vợ chồng.
3
Mỗi ngày vợ chồng anh tiếp nhận trên 20 cái liềm để cắt chấu cho bà con trong địa bàn và các xã lân cận. Theo anh Ngọc, vợ chồng anh "vẫn đắt hàng" bởi nghề này hiện rất ít người còn theo.  Với mức giá 10.000 đồng/lần cắt chấu, nghề này đang mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình anh.
3
Đầu tiên, liềm được nung đỏ để nó mềm lại gọi là xẹp liềm. Khi đã nguội, người ta dùng búa nắn cho liềm thẳng, chỗ mũi nếu bị gẫy hoặc tù quá thì dùng kéo chuyên dụng cắt cho nhọn và đẹp. Kế đó liềm được dũa sắc như lưỡi dao
2
Công đoạn tiếp theo là cắt chấu (làm răng cưa nhỏ li ti). Đây là một công đoạn khó đòi hỏi người thợ phải thật sự có "nghề", đảm bảo răng chấu nhỏ, đều và sắc nhọn
3
Sau khi cắt chấu, liềm được mài bằng đá núi cho hết ba-via ở lưỡi chấu 
2
Tiếp theo đến công đoạn "tôi" liềm. Công việc này theo những người làm nghề, chỉ thợ cả mới tôi được. Đó là làm cho lưỡi liềm cứng lại bằng cách hơ trên lò than cho hồng rực đến một mức tùy ước lượng của thợ rồi nhúng vào bể nước nhỏ. Tôi liềm là công đoạn quyết định của người thợ rèn. 
3
Sau khi liềm được "tôi" sẽ được mài trơn đảm bảo sắc bén như chiếc liềm mới. Theo chị Nguyễn Thị Lưu, xóm Tân Hồng, xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn, mặc dù không dùng gặt lúa như trước vì ngày nay đã có máy móc, nhưng người nông dân vẫn không thể không dùng đến liềm, chính vì vậy việc cắt chấu cũng thường xuyên mỗi tháng 2-3 lần.

                                                                                                         Quảng An

TIN LIÊN QUAN

Tin mới