Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư
Ngày nay, nghề rèn không còn thịnh đạt như những năm 80, 90 của thế kỷ trước, nhưng một số hộ dân ở xã Kim Liên vẫn tiếp tục nhóm lửa, giữ nghề, ví dụ như cụ Trần Đình Thức. Ảnh: Huy Thư
Ngày nay, nghề rèn không còn thịnh đạt như những năm 80, 90 của thế kỷ trước, nhưng một số hộ dân ở xã Kim Liên vẫn tiếp tục nhóm lửa, giữ nghề, ví dụ như cụ Trần Đình Thức. Ảnh: Huy Thư
Xưởng rèn của cụ Thức mở ngay trước cổng nhà gồm 2 lò rèn. Ngoài những đồ nghề quen thuộc như bếp than, bệ thụt, đe, búa... cụ còn sắm nhiều máy móc hiện đại như máy mài, máy hàn, máy khoan... Cụ sử dụng thành thạo tất cả những máy móc hiện đại mà mình có. Ảnh: Huy Thư
Xưởng rèn của cụ Thức mở ngay trước cổng nhà gồm 2 lò rèn. Ngoài những đồ nghề quen thuộc như bếp than, bệ thụt, đe, búa... cụ còn sắm nhiều máy móc hiện đại như máy mài, máy hàn, máy khoan... Cụ sử dụng thành thạo tất cả những máy móc hiện đại mà mình có. Ảnh: Huy Thư
Cụ Thức chia sẻ: Nghề thợ rèn vất vả, khó nhọc, phải thức khuya, dậy sớm, suốt ngày tay chân, mặt mũi lấm lem, nhưng cụ vẫn yêu nghề và gắn bó đến khi "không làm được nữa thì thôi". Với kinh nghiệm của một người thợ cơ khí (thợ hàn, thợ nguội, thợ rèn) bậc 7, trong quá trình làm nghề, để tiết kiệm thời gian, công sức lao động, cụ đã sáng tạo, chế được đe máy (chạy mô tơ) để phục vụ nghề nghiệp của mình. Theo người dân địa phương, cụ Thức làm nghề có uy tín từ xưa nay ở xã Kim Liên, sản phẩm rèn của cụ làm ra như dao, cuốc, liềm... bền, đẹp có tiếng, nên nhà cụ ở giữa làng, không mang hàng đi chợ bán, mà người dân vẫn tìm đến mua, đặt... Ảnh: Huy Thư
Cụ Thức chia sẻ: Nghề thợ rèn vất vả, khó nhọc, phải thức khuya, dậy sớm, suốt ngày tay chân, mặt mũi lấm lem, nhưng cụ vẫn yêu nghề và gắn bó đến khi "không làm được nữa thì thôi". Với kinh nghiệm của một người thợ cơ khí (thợ hàn, thợ nguội, thợ rèn) bậc 7, trong quá trình làm nghề, để tiết kiệm thời gian, công sức lao động, cụ đã sáng tạo, chế được đe máy (chạy mô tơ) để phục vụ nghề nghiệp của mình. Theo người dân địa phương, cụ Thức làm nghề có uy tín từ xưa nay ở xã Kim Liên, sản phẩm rèn của cụ làm ra như dao, cuốc, liềm... bền, đẹp có tiếng, nên nhà cụ ở giữa làng, không mang hàng đi chợ bán, mà người dân vẫn tìm đến mua, đặt... Ảnh: Huy Thư
Theo cụ Thức, mỗi sản phẩm đều có kỹ thuật và bí quyết chế tác riêng. Để làm được một sản phẩm rèn có chất lượng, người thợ phải có kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng. Đơn giản như việc cắt chấu liềm, những chiếc liềm do cụ làm sẽ có hàng chấu nhọn, đều tăm tắp khác xa những sản phẩm cùng loại do những người thợ khác làm. Cụ Thức không chỉ là người thợ giỏi tay nghề mà còn là tấm gương lao động bền bỉ hiếm có ở địa phương. Ảnh: Huy Thư
Theo cụ Thức, mỗi sản phẩm đều có kỹ thuật và bí quyết chế tác riêng. Để làm được một sản phẩm rèn có chất lượng, người thợ phải có kỹ thuật, kinh nghiệm, kỹ năng. Đơn giản như việc cắt chấu liềm, những chiếc liềm do cụ làm sẽ có hàng chấu nhọn, đều tăm tắp khác xa những sản phẩm cùng loại do những người thợ khác làm. Cụ Thức không chỉ là người thợ giỏi tay nghề mà còn là tấm gương lao động bền bỉ hiếm có ở địa phương. Ảnh: Huy Thư
Ở xã Kim Liên, ngoài cụ Thức, một số người thợ khác như ông Nguyễn Văn Lương (xóm Sen 1), anh Võ Văn Hiếu (xóm Liên Sơn)... vẫn đang gắn bó với nghề rèn. Những người thợ trẻ bên cạnh sản xuất nông cụ truyền thống (dao, liềm, cuốc, xẻng...), họ còn chế tạo ra nhiều sản phẩm mới (cào lúa, cào rơm, khuôn cắt cây chuối...) đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người dân, bán chạy hàng, đem lại thu nhập ổn định. Ảnh: Huy Thư
Ở xã Kim Liên, ngoài cụ Thức, một số người thợ khác như ông Nguyễn Văn Lương (xóm Sen 1), anh Võ Văn Hiếu (xóm Liên Sơn)... vẫn đang gắn bó với nghề rèn. Những người thợ trẻ bên cạnh sản xuất nông cụ truyền thống (dao, liềm, cuốc, xẻng...), họ còn chế tạo ra nhiều sản phẩm mới (cào lúa, cào rơm, khuôn cắt cây chuối...) đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người dân, bán chạy hàng, đem lại thu nhập ổn định. Ảnh: Huy Thư
Nghề rèn ở xã Kim Liên đã đi qua những giai đoạn thăng trầm gắn với sự đổi thay của chiếc lò bễ, từ lò thổi bằng 2 cọc tre, đến lò quay tay, lò thổi bằng mô tơ... Tuy không còn phát triển nhộn nhịp như xưa, nhưng nhờ sự yêu nghề, gắn bó với nghề của những người thợ mà nghề rèn truyền thống trên quê Bác vẫn được duy trì. Hiện nay, những sản phẩm của nghề rèn ở xã Kim Liên là mặt hàng không thể thiếu của chợ Cầu và nhiều chợ quê khác trong vùng. Ảnh: Huy Thư
Nghề rèn ở xã Kim Liên đã đi qua những giai đoạn thăng trầm gắn với sự đổi thay của chiếc lò bễ, từ lò thổi bằng 2 cọc tre, đến lò quay tay, lò thổi bằng mô tơ... Tuy không còn phát triển nhộn nhịp như xưa, nhưng nhờ sự yêu nghề, gắn bó với nghề của những người thợ mà nghề rèn truyền thống trên quê Bác vẫn được duy trì. Hiện nay, những sản phẩm của nghề rèn ở xã Kim Liên là mặt hàng không thể thiếu của chợ Cầu và nhiều chợ quê khác trong vùng. Ảnh: Huy Thư

Cụ ông Trần Đình Thức (80 tuổi) vẫn miệt mài với nghề rèn. Video: Huy Thư

Tin mới