Cậu học sinh hàng ngày vượt sông bằng bè nứa đến lớp

(Baonghean.vn) – Hàng ngày, cậu bé Lương Văn Huỳnh vượt sông Giăng đến trường bằng chiếc bè nứa tròng trành và mạo hiểm. Hơn lúc nào hết, Huỳnh và người dân vùng đồi Gon đang mong ước một chiếc cầu nhỏ qua sông. 

Xem Lương Văn Huỳnh vượt sông đến lớp:

m
Nhà của gia đình Lương Văn Huỳnh (SN 2004, học lớp 7, THCS Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn) ở vùng đồi Gon, thuộc bản Vều 3 - bản vùng biên của xã, cách trung tâm xã khoảng 30 km. Vùng đồi này nằm ở phía hữu ngạn sông Giăng, có 6 hộ gia đình sinh sống, việc đi lại hết sức khó khăn, đặc biệt hành trình đến lớp của con trẻ vô cùng gian nan, vất vả. Các em vừa phải đi giữa  lối mòn cheo leo, một bên núi và bên vực rồi vượt sông... Ảnh: Công Kiên
Ở mép sông có chiếc bè để sẵn, chiếc bè được làm bằng nứa rất đơn sơ, có sợi dây thừng dài buộc qua hai bên bờ để người điều khiển bè bám vào
Ở mép sông có chiếc bè để sẵn, chiếc bè được làm bằng nứa rất đơn sơ, có sợi dây thừng dài buộc qua hai bên bờ để người điều khiển bè bám vào, vừa giữ cho bè khỏi bị nước đẩy về phía hạ nguồn, vừa để dùng tay kéo tạo lực đẩy bè sang bờ bên kia. Ảnh: Công Kiên 
j
Vùng đồi Gòn hiện có 2 học sinh THCS và 4 em mầm non. Các cháu mầm non thường được bố mẹ đưa qua rất sớm, còn Huỳnh và một bạn khác phải tự kéo bè qua sông. Ảnh: Công Kiên
Chiếc cặp sách của Huỳnh được đặt ngay trên bè
Chiếc cặp sách của Huỳnh được đặt ngay trên bè, chỉ cần chiếc bè bị chao khi gặp sóng hay dòng nước lớn, cặp sách rất dễ bị văng xuống nước. Ảnh: Công Kiên
Hàng ngày, ít nhất Lương Văn Huỳnh có 2 lần vượt sông bằng chiếc bè nứa mỏng manh giữa dòng sông tròng trành. Những ngày học hai buổi, số lần vượt sông tăng lên gấp đôi. Ảnh: Công Kiên
Hàng ngày, ít nhất  cậu học trò người dân tộc Thái Lương Văn Huỳnh có 2 lần vượt sông bằng chiếc bè nứa mỏng manh giữa dòng sông tròng trành. Những ngày học 2 buổi, số lần vượt sông tăng lên gấp đôi. Ảnh: Công Kiên
Huỳnh thường gửi xe đạp ở nhà người quen bên phía tả ngạn. Khi bè cập bờ, buộc dây cẩn thận, cậu lên nhà người quen lấy xe đạptiếp tục hành trình đến lớp.
Huỳnh thường gửi xe đạp ở nhà người quen bên phía tả ngạn. Khi bè cập bờ, buộc dây cẩn thận, cậu lên nhà người quen lấy xe đạptiếp tục hành trình đến lớp. Ảnh: Công Kiên
Chặng đường từ chỗ gửi xe đến trường học khoảng 3 km, đường đã được rải nhựa nên việc đi lại khá dễ dàng.
Chặng đường từ chỗ gửi xe đến trường học khoảng 3 km, đường đã được rải nhựa nên việc đi lại khá thuận lợi. Ảnh: Công Kiên 
Đến lớp, Lương Văn Huỳnh luôn chăm chú nghe giảng, ghi bài và làm bài đầy đủ.
Đến lớp, Lương Văn Huỳnh luôn chăm chú nghe giảng, ghi bài và làm bài đầy đủ. Ảnh: Công Kiên
Tan học, về đến nhà đã gần 12 giờ trưa, bố đang đi làm ăn xa, mẹ lên rẫy chưa về,
Tan học, về đến nhà đã gần 12 giờ trưa, bố đang đi làm ăn xa, mẹ lên rẫy chưa về, các chị đã lấy chồng, Huỳnh vào bếp nhóm lửa nấu bữa ăn.  Thầy giáo Hoàng Ngọc Yêng – Hiệu trưởng Trường THCS Cao Vều cho biết, Lương Văn Huỳnh là một học trò chăm chỉ, vượt khó và đến lớp đều đặn dù trường ở cách xa nhà, hàng ngày phải vượt sông nhiều lần. Trong học tập, em luôn nỗ lực để đạt kết quả tốt nhất Ảnh: Công Kiên

 Công Kiên

TIN LIÊN QUAN

Tin mới