Cầu treo trên sông Con thành 'bẫy người'

(Baonghean.vn) – Cầu treo Đò Rô trên sông Con nối hai xã Nghĩa Bình – Nghĩa Đồng huyện Tân Kỳ (Nghệ An) xuống cấp rất nghiêm trọng. Nhiều đoạn trở thành "hố bẫy" gây nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông. 

Cầu Đò Rô được xây dựng từ năm 2009, và đưa vào sử dụng năm 2010. Từ đó đến nay đã 1 lần sửa chữa (năm 2013). Chiếc cầu có lưu lượng người tham gia lưu thông khá lớn. Đặc biệt nó là cửa ngõ quan trọng của các xã như: Nghĩa Khánh (huyện Nghĩa Đàn) Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ) để nối với Đường mòn Hồ Chí Minh.
Cầu treo Đò Rô được xây dựng từ năm 2009, và đưa vào sử dụng năm 2010. Từ đó đến nay đã 1 lần sửa chữa (năm 2013). Cầu có lưu lượng người tham gia lưu thông khá lớn. Đặc biệt nó là cửa ngõ quan trọng của các xã như: Nghĩa Khánh (huyện Nghĩa Đàn) Nghĩa Thái, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ) để nối với Đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc cầu có chiều dài hơn 190m, chiều rộng 2m này đang xuống cấp hết sức nghiêm trọng. Những tấm gỗ dùng để lát lòng cầu nay đã bị mục rữa, nhiều mảnh ván đã rơi xuống sông để lại những hố lớn trên lòng cầu rất nguy hiểm.
Chiếc cầu có chiều dài hơn 190m, chiều rộng 2 m xuống cấp nghiêm trọng. Những tấm gỗ dùng để lát lòng cầu nay đã bị mục rữa, nhiều mảnh ván đã rơi xuống sông để lại những hố lớn trên lòng cầu rất nguy hiểm. Ảnh: Ngọc Thủy
Những thanh gỗ lớn ở hai bên thành cầu cũng bị mục nát. Có nhiều đoạn chỉ còn trơ lại thanh siết.
Những thanh gỗ lớn ở hai bên thành cầu cũng bị mục nát. Có nhiều đoạn chỉ còn trơ lại thanh siết. Ảnh: Hồ Phương
Những thanh sắt để siết tấm gỗ ở lòng cầu bị bong ra giữa lòng cầu gây trở ngại cho người và phương tiện lưu thông.
Những thanh sắt để siết tấm gỗ ở lòng cầu bị bong ra giữa lòng cầu gây trở ngại cho người và phương tiện lưu thông. Ảnh: Hồ Phương
Nhiều thanh đã bật ra khỏi lòng cầu hoàn toàn. Bà Ngô Thị Khởi, sinh năm 1966, trú tại xóm 6, xã Nghĩa Bình sống gần với chiếc cầu treo này cho biết, sống ở gần cầu nên được chứng kiến nhiều vụ tai nạn do sự xuống cấp của cây cầu gây nên. “Cách đây gần 1 tháng có người trong xóm bị gãy chân còn đang bó bột, hôm trước con tôi cũng bị ngã trên cầu may mà không bị làm sao” – Bà Khởi nói.
 Bà Ngô Thị Khởi, trú tại xóm 6, xã Nghĩa Bình sống gần với chiếc cầu treo này cho biết, nhiều vụ tai nạn do sự xuống cấp của cây cầu gây nên. “Cách đây gần 1 tháng một người trong xóm bị gãy chân còn đang bó bột, hôm trước con tôi cũng bị ngã trên cầu may mà không bị làm sao” – Bà Khởi nói. Ảnh: Ngọc Thủy
Thành cầu cũng đã xuống cấp trông thấy. Những thanh sắt ở thành cầu bị đứt ra chơ vơ giữa cầu.
Thành cầu cũng đã bị đứt ra chơ vơ giữa cầu. Ảnh: Ngọc Thủy
Đặc biệt, có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn gây nhiều hiểm nguy cho người tham gia giao thông qua đây.
Đặc biệt, có nhiều đoạn thanh chắn đã bị mất hoàn toàn. Ảnh: Hồ Phương
Ông: Lê Thanh Chương, trú tại xóm Minh Trung, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp cho biết: “Hơn 2 năm nay ngày nào tôi cũng đi qua cây cầu này, nó xuống cấp hơn 1 năm rồi nhưng không thấy có cơ quan chức trách nào sửa chữa cả. Hôm trước cũng thấy có mấy người ở huyện xuống kiểm tra mà đến nay vẫn vậy. Mỗi lần qua cầu là 1 lần lo sợ”. Liên quan đến sự xuống cấp của cây cầu này, Báo Nghệ An đã phản ánh nhưng không có sự phản hồi của cơ quan chức năng.
Ông Lê Thanh Chương, làm việc ở gần cầu cho biết: “Hơn 2 năm nay ngày nào tôi cũng đi qua cây cầu này, nó xuống cấp hơn 1 năm rồi nhưng không thấy có cơ quan chức trách nào sửa chữa cả. Hôm trước cũng thấy có mấy người ở huyện xuống kiểm tra mà đến nay vẫn vậy. Mỗi lần qua cầu là 1 lần lo sợ”. Ảnh: Hồ Phương

Hồ Phương - Ngọc Thủy

TIN LIÊN QUAN

Tin mới