Cây đa Hồng Sơn được công nhận cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam

(Baonghean.vn) - Vừa qua, cây Đa ở xóm 5, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương được Hội Sinh vật cảnh Việt Nam công nhận là cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Cây đa là minh chứng khởi điểm mảnh đất và con người Hồng Sơn, gắn liền với đời sống và tâm linh của cộng đồng người dân bản địa.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Cây đa nằm ở ngã 3 đường vào trung tâm xóm 5 (Hồng Sơn - Đô Lương), có độ tuổi từ 120 - 150 năm, cao 41 mét, tán rộng che phủ hơn 350 m2, đường kính thân 0,8m ở điểm cách mặt đất 1,3m. Từ lâu cây đa đã trở thành nơi diễn ra mọi sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, là biểu tượng đẹp về giá trị văn hóa tự nhiên và nhân chứng thời gian cùng tồn tại với bao thế hệ người dân nơi đây.

Cây Đa đứng sừng sững giữa ngã 3 đường làng, nhân chứng sống cho biết bao thế hệ người dân nơi đây. Ảnh: Lê Ngọc Phương
Cây Đa đứng sừng sững bên ngã 3 đường làng, nhân chứng sống cho biết bao thế hệ người dân nơi đây. Ảnh: Lê Ngọc Phương

Theo lời kể của các cụ cao niên xã Hồng Sơn, trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược, cây đa trở thành đài quan sát phòng không và trạm kẻng báo động khi có máy bay địch. Các loại xe quân sự của quân đội ta thường dừng trú ẩn tại đây. Thời kỳ những năm 1930 - 1931, cây đa là địa điểm liên lạc, họp bí mật của tổ chức Đảng Làng Rào - Tân Kỳ, Tràng Kiều - Yên Thành, Tràng Ná - Giang Sơn, Tiên Nòng - Hồng Sơn huyện Đô Lương. 

Thân cây cổ lão, 3 người ôm mới xuể
Vòng tay 3-4 người mới ôm xuể thân cây đa. Ảnh: Lê Ngọc Phương


Nhằm bảo tồn các loài cây di sản của nhân dân, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng lịch sử, tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, ngày 20/1/2017, cây đa xóm 5, xã Hồng Sơn (Đô Lương) được công nhận là cây di tích lịch sử văn hóa Việt Nam theo Quyết định số: 03/2017/QĐ- CDTLS của Chủ tịch Trung ương Hội Sinh vật cảnh Việt Nam.

                                                                 Lê Ngọc Phương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới