Cha tìm con giữa “địa ngục trần gian” Syria, Tổng thống Putin rơi lệ

(Baonghean.vn) - Khi Tổng thống Putin rơi lệ; Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sụt giảm; Cha tìm con giữa "địa ngục trần gian" Syria; Nga tung bằng chứng tố Mỹ can thiệp bầu cử tổng thống;... là những tin tức quốc tế nổi bật 24h qua.

1. Khi Tổng thống Putin rơi lệ

Ông Putin an ủi bà Lyudmila Narusova, vợ của ông Sobchak, trong lễ tang người thầy năm 2000. Ảnh: Reuters
Ông Putin an ủi bà Lyudmila Narusova, vợ của ông Sobchak, trong lễ tang người thầy năm 2000. Ảnh: Reuters
Trong 18 năm đảm nhận các vị trí chủ chốt, Tổng thống Nga Vladimir Putin hiếm khi rơi lệ trước công chúng. Một trong những lần ông rơi lệ là trong đám tang chính khách Anatoly Sobchak, người được coi là thầy của ông Putin.

Trong cuộc bầu cử Nga diễn ra vào ngày 18/3 tới, một cách trùng hợp ngẫu nhiên, ông Putin sẽ chạy đua vào ghế tổng thống với 7 ứng viên khác, trong đó có con gái của ông Sobchak, cô Ksenia Sobchak. Cô cũng là nữ ứng cử viên duy nhất trong cuộc trong cuộc bầu cử lần này.

“Tôi đang cạnh tranh với tất cả mọi người, bao gồm cả ông Putin. Nhưng tôi sẽ không công kích cá nhân ông ấy. Đối với tôi, ông Putin là người đã giúp cha tôi trong những hoàn cảnh khó khăn và có thể nói ông ấy đã cứu cuộc đời của cha tôi”, Ksenia Sobchak nói trong cuộc họp báo công bố đội ngũ tranh cử ngày 24/10 năm ngoái.

2. Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sụt giảm
Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sụt giảm. Ảnh: Zee News.
Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sụt giảm. Ảnh: Zee News.
Tỷ lệ ủng hộ Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 2 giảm 2,7 điểm phần trăm, xuống còn 48,1%. Đây là kết quả điều tra dư luận của hãng tin Kyodo mới được công bố ngày 5/3. Theo kết quả điều tra, các vấn đề được người dân Nhật Bản quan tâm nhất là dự luật về cải cách lao động, sửa đổi hiến pháp và vấn đề Triều Tiên.

Gần 70% số người được hỏi cho rằng quốc hội Nhật Bản không cần thiết phải thông qua dự thảo luật về cải cách lao động với nội dung chính là mở rộng hệ thống “lao động tùy ý”, theo đó người lao động làm việc một số giờ nhất định và được trả 1 mức lương cố định, bất kể số giờ làm việc thực tế. Các đảng đối lập và công đoàn chỉ trích hệ thống này sẽ dẫn đến tình trạng "không có lương làm thêm giờ".

3. Cha tìm con giữa "địa ngục trần gian" Syria

Abu Mohammad Alaya tìm kiếm con trai trong đống đổ nát. Ảnh: Reuters
Abu Mohammad Alaya tìm kiếm con trai trong đống đổ nát. Ảnh: Reuters
Cuộc không kích ngày 22/2 vào thị trấn Douma, Đông Ghouta, đã cướp đi mạng sống của người vợ và đứa con gái 9 tuổi của ông Alaya. Thi thể của họ bị thổi bay khỏi tòa nhà, vì sức mạnh của vụ nổ. Người cha khốn khổ này nhớ con trai ông là một đứa trẻ mê bóng đá. Họ đã mua một chiếc tivi mới để xem trận chung kết World Cup ở Nga mùa hè này. Vào ngày bị tấn công, cả gia đình đang trú trong tầng hầm còn Mohammad ra ngoài để mua trà.

Hàng trăm người đã phải bỏ mạng và bị thương khi quân đội Chính phủ Syria quyết định tăng cường chiến dịch tấn công nhằm chiếm lại Đông Ghouta, thành trì của quân nổi dậy nằm gần thủ đô Damascus.

Liên Hợp Quốc cho biết, hiện có khoảng gần 400.000 dân thường đang mắc kẹt ở Đông Ghouta và điều kiện sống của họ ngày càng tồi tệ. Tổng thư ký António Guterres mô tả Đông Ghouta là "địa ngục trần gian".

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu lệnh ngừng bắn 5 giờ mỗi ngày kể từ 27/2 để tạo một hành lang nhân đạo giúp người dân sơ tán và cho các đoàn cứu trợ tiếp cận địa phương. Tuy nhiên, vi phạm diễn ngay ngay ngày đầu tiên.
4. Kim Jong-un ăn tối với phái đoàn Hàn Quốc
Phái đoàn Hàn Quốc được tiếp đón tại một khách sạn ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 5/3. Ảnh: Yonhap.
Phái đoàn Hàn Quốc được tiếp đón tại một khách sạn ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 5/3. Ảnh: Yonhap.
Phi cơ chở phái đoàn Hàn Quốc hạ cánh xuống sân bay Sunan, Bình Nhưỡng, Triều Tiên, lúc 14h50 ngày 5/2, một giờ sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Seoul, Hàn Quốc. Phái đoàn gồm 10 người, trong đó có 5 nhân viên hỗ trợ, do Chung Eui-yong, trưởng Văn phòng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Xanh, dẫn đầu.

"Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì tiệc tối đón các đặc phái viên", Yonhap dẫn lời Kim Eui-kyeom, người phát ngôn Nhà Xanh. Tiệc tối bắt đầu lúc 18h. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp giới chức Hàn Quốc.

Truyền thông quốc gia Triều Tiên KCNA trước đó đưa tin "các đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng ngày 5/3". Đón tiếp đoàn Hàn Quốc là Ri Son-gwon- Chủ tịch Ủy ban Tái thống nhất Hòa bình Triều Tiên.

Phái đoàn Hàn Quốc sẽ thăm Triều Tiên trong hai ngày. Đây là lần đầu tiên Seoul cử phái đoàn tới Bình Nhưỡng từ khi Tổng thống Moon Jae-in nhậm chức hồi tháng 5/2017.

5. Nga tung bằng chứng tố Mỹ can thiệp bầu cử tổng thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Sputnik.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Sputnik.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 5/3 cho biết, Nga đã có đầy đủ bằng chứng để chứng minh rằng Mỹ đang cố tình can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống của nước này.

Tuyên bố này được đưa ra khi nước Nga đang chuẩn bị những công đoạn cuối cùng cho cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào ngày 18/3. Hãng tin Interfax trích lời ông Sergei Ryabkov khẳng định, Mỹ đang muốn gây ra sự xáo trộn tại nước Nga và những hành động trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga cũng chính là mục đích mang lại sự bất ổn cho nước Nga.

6. Iran có thể nối lại việc làm giàu urani cấp độ cao chỉ trong 2 ngày

Người phát ngôn Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi. Nguồn: Press TV/ TTXVN
Người phát ngôn Tổ chức năng lượng nguyên tử Iran Behrouz Kamalvandi. Nguồn: Press TV/ TTXVN
Reuters đưa tin ngày 5/3, kênh truyền hình nhà nước al-Alam của Iran dẫn lời ông Behrouz Kamalvandi, người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, cho biết nước này có thể sản xuất urani được làm giàu ở cấp độ cao hơn chỉ trong vòng hai ngày, nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký giữa Tehran và 6 cường quốc thế giới hồi năm 2015.
Quan chức trên nêu rõ: "Nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận.... thì Iran có thể nối lại việc làm giàu urani cấp độ 20% chỉ chưa đầy 48 giờ."
Ông Kamalvandi nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân - theo đó Iran phải hạn chế chương trình làm giàu urani để giúp đảm bảo chương trình này chỉ phục vụ mục đích hòa bình và đổi lại nước này được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt tài chính - không thể được đàm phán lại như đòi hỏi từ phía Mỹ.
7. Đức cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ là con đường sai lầm với Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.
"Một cuộc chiến thương mại sẽ không đem lại lợi ích cho người Đức, châu Âu hay Mỹ", AFP dẫn lời Steffen Seibert, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel, ngày 5/3 nói tại Berlin sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước dọa áp thuế quan với xe ôtô nhập từ Liên minh châu Âu (EU). 

"Tự bế quan và chủ nghĩa bảo hộ là con đường sai lầm", Seibert nói. "Những biện pháp này sẽ gây tổn hại cho dòng thương mại quốc tế và nền công nghiệp của chúng ta, nhưng trên hết, gây tổn hại đến các công nhân và người tiêu dùng ở cả hai bên Đại Tây Dương". 

Tin mới