Chánh án TADNTC Nguyễn Hòa Bình: Hơn 14.700 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội

Đó là số liệu Chánh an tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn sáng 18/11.

Trả lời chất vấn của đại biểu Trương Thị Bích Hằng về nợ bảo hiểm xã hội, khi tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động khởi kiện thì các đơn đều bị toà án trả lại. 

Ông Nguyễn Hoà Bình cho biết, hiện có hơn 100.000 đơn vị đang nợ của 2,6 triệu lao động số tiền 14.700 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội đã khởi kiện 8.880 vụ, yêu cầu trả 6.000 tỷ. Toà án các cấp xử 3.986 vụ; còn 1.400 đơn trả lại cho các cấp. 

Chánh án cho hay toà có công văn không thụ lý đơn khởi kiện là do không phù hợp với trình tự tố tụng hiện hành. Cụ thể như đại diện công đoàn không được người lao động uỷ quyền nên thông tin tới toà không chắc chắn, nhiều đại diện công đoàn không có mặt tại toà...

Trước thực tế nợ bảo hiểm rất lớn, ông Nguyễn Hoà Bình cho biết, theo Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự thì sau 1/1/2018, vi phạm nợ bảo hiểm bắt buộc là tội phạm, nếu có vụ án hình sự xảy ra, các cơ quan điều tra vào cuộc thì toà án phải thụ lý, giải quyết. 

Toà án nhân dân tối cao sẽ có Nghị quyết và được ban hành trước thời điểm Bộ luật hình sự, tố tụng hình sự có hiệu lực. 

Chánh án TADNTC Nguyễn Hòa Bình.
Chánh án TADNTC Nguyễn Hòa Bình.

Việt Nam đã có 13 án lệ

Giải đáp câu hỏi về án lệ của đại biểu Nguyễn Chiến, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết Hội đồng thẩm phán toà tối cao đã công bố được 13 bản án lệ, khoảng 10 bản đang xin ý kiến. Dù số lượng chưa nhiều, nhưng cơ sở cho việc xây dựng án lệ đã được hình thành; thẩm phán nào có bản án lựa chọn để làm án lệ sẽ được khen thưởng vì đã tạo ra được chuẩn mực pháp lý mới.

Chánh án toà tối cao cho biết đã có nhiều vụ án áp dụng quy định của án lệ. Ví dụ, theo quy định của luật, khi bán bất động sản phải có chữ ký của cả vợ và chồng thì hợp đồng mới có giá trị. Ngành đã xử vụ án chỉ có chữ ký của chồng, nhưng vợ biết việc bán này này vì tham gia thu tiền. Sau đó giá nhà lên thì gia đình đó đã kiện theo hướng hợp đồng không có giá trị, nhưng bằng chứng cho thấy có ý chí bán nhà của bà vợ, nên họ thua kiện.

"Trong tương lai, án lệ sẽ có tác dụng tháo gỡ khó khăn của thực tiễn. Chúng ta không phải chỉ áp dụng án lệ của Việt Nam mà còn áp dụng án lệ của thế giới", ông Bình nói và cho hay, từ lâu phiên toà ở Đức tuyên axit là vũ khí, sau này các toà trên thế giới đều mặc định như vậy.

Khi nào xét xử tiếp vụ Trương Hồ Phương Nga

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai băn khoăn việc tinh giản biên chế của ngành toà án trong khi các vụ án tăng nhanh; đâu là giải pháp để ngành toà án vừa tinh giản biên chế và vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng xét xử.

Bà cũng cho biết năm 2017 toà án xét xử nhiều vụ án tham nhũng trong đó có vụ án Hà Văn Thắm. "Trong cuộc chiến không khoan nhượng với phòng, chống tham nhũng, cử tri mong muốn nhiều vụ án được đưa ra xét xử. Vậy kinh nghiệm qua những vụ án tương tự là gì?", bà Mai nêu câu hỏi.

Liên quan đến vụ án Trương Hồ Phương Nga, bà cho rằng đây là vụ án được dư luận quan tâm vì không chỉ đơn giản là tranh chấp tài sản mà còn liên quan đến giá trị đạo đức. Tuy nhiên sau một thời gian xét xử, hiện tạm dừng xét xử. "Vậy kế hoạch xét xử thời gian tới và hướng giải quyết vụ việc như thế nào?", bà Mai chất vấn.

Theo hồ sơ, từ 2014, ông Cao Toàn Mỹ bắt đầu tố cáo Phương Nga lừa đảo. Sau 3 năm, vụ án được yêu cầu điều tra lại sau khi xuất hiện hàng loạt tình tiết mới. Bị cáo Phương Nga được tại ngoại.

Bị cáo Trương Hồ Phương Nga ra khỏi trại giam. Ảnh: Quỳnh Trần.
Bị cáo Trương Hồ Phương Nga ra khỏi trại giam. Ảnh: Quỳnh Trần.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN

Tin mới