Chênh vênh nghề trèo trám

(Baonghean.vn) - Những ngày này, người dân làm nghề trèo trám trong tỉnh đang tất bật thu hoạch quả trám đen. Nghề trèo trám được xem là một nghề mạo hiểm như "trứng treo đầu gậy".
Ở tỉnh ta, người làm nghề buôn trám, trèo trám khá đông, dường như các huyện có trám, như Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ, Nam Đàn, Thanh Chương… đều có nhiều người dân gắn bó với nghề này. Họ là những người buôn trám chuyên nghiệp gắn với việc trèo hái hoặc chỉ đi hái trám thuê gồm nhiều lứa tuổi khác nhau. Ảnh: Huy Thư
Ở tỉnh ta, người làm nghề buôn trám, trèo trám khá đông, dường như các huyện có trám, như Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ,  Nam Đàn, Thanh Chương… đều có nhiều người dân gắn bó với nghề này. Họ là những người buôn trám chuyên nghiệp gắn với việc trèo hái hoặc chỉ đi hái trám thuê gồm nhiều lứa tuổi khác nhau. Ảnh: Huy Thư
Cây trám cho quả chủ yếu hiện nay ở các địa phương là trám thuần chủng trồng từ hạt với đặc điểm thân cây cao hàng chục mét, khó trèo hái. Ảnh: Huy Thư
Cây trám cho quả chủ yếu hiện nay ở các địa phương là trám thuần chủng trồng từ hạt với đặc điểm thân  cây cao hàng chục mét, khó trèo hái. Ảnh: Huy Thư
Người dân làm nghề trèo trám phải là người biết trèo cây, gan dạ, có sức khỏe tốt. Những người thu hái trám thường đi theo nhóm, mỗi nhóm từ 2 - 5 người. Đàn ông, con trai thì chuyên trèo hái, phụ nữ thì chuyên nhặt quả. Thân cây trám cao lớn, thẳng đuột trèo lên cây rất khó. Nhiều người phải bắc thang thậm chí nối 2 chiếc thang lại với nhau để trèo. Ảnh: Huy Thư
Người dân làm nghề trèo trám phải là người biết trèo cây, gan dạ, có sức khỏe tốt. Những người thu hái trám thường đi theo nhóm, mỗi nhóm từ 2 - 5 người. Đàn ông, con trai thì chuyên trèo hái, phụ nữ thì chuyên nhặt quả. Thân cây trám cao lớn, thẳng đuột trèo lên cây rất khó. Nhiều người phải bắc thang thậm chí nối 2 chiếc thang lại với nhau để trèo. Ảnh: Huy Thư
Những người có khiếu trèo cây thì có thể trèo buông, không cần dụng cụ hỗ trợ. Anh Trần Văn Mão 46 tuổi ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) cho biết: xã Thanh Nho có gần 100 lao động làm nghề thu hái trám, có xóm gần 20 hộ làm nghề buôn trám. Họ gần như "bao" hết trám ở Thanh Chương và Anh Sơn. Ảnh: Huy Thư
Những người có khiếu trèo cây thì có thể trèo buông, không cần dụng cụ hỗ trợ. Anh Trần Văn Mão 46 tuổi ở xã Thanh Nho (Thanh Chương) cho biết: xã Thanh Nho có gần 100 lao động làm nghề thu hái trám, có xóm gần 20 hộ làm nghề buôn trám. Họ gần như "bao" hết trám ở Thanh Chương và Anh Sơn. Ảnh: Huy Thư
Nhiều người trèo trám dùng dây thừng để trèo cây. Một đầu dây cột vào người, đầu kia cột vào cành cây, người trèo sẽ đu theo dây để leo lên cây. Trong quá trình hái trám, dây thừng cũng là dụng cụ bảo hiểm của họ. Ảnh: Huy Thư
Nhiều người trèo trám dùng dây thừng để trèo cây. Một đầu dây cột vào người, đầu kia cột vào cành cây, người trèo sẽ đu theo dây để leo lên cây. Trong quá trình hái trám, dây thừng cũng là dụng cụ bảo hiểm của họ. Ảnh: Huy Thư
Trèo cây trám đã khó, hái được quả trám trên cây lại còn khó hơn. Quả trám nhỏ, màu đen, xen lẫn trong lá xanh rất khó thấy. Người trèo trám phải trổ hết các chiêu đứng, ngồi, víu với… để hái được quả trám. Ảnh: Huy Thư
Trèo cây trám đã khó, hái được quả trám trên cây lại còn khó hơn. Quả trám nhỏ, màu đen, xen lẫn trong lá xanh rất khó thấy. Người trèo trám phải trổ hết các chiêu đứng, ngồi, víu với… để hái được quả trám. Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Văn Kiên (37 tuổi) một "tay" hái trám sành điệu ở xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương) cho biết: Nhành trám giòn dễ gãy, trèo trám hái quả tiềm ẩn không ít rủi ro. Với anh mỗi lần lên cây là phải thắt dây bảo hiểm, đặc biệt là khi hái những nhành trám nhỏ, vươn ra xa, nếu không có dây bảo hiểm rất dễ gây tai nạn. Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Văn Kiên (37 tuổi) một "tay" hái trám sành điệu ở xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương) cho biết: Nhành trám giòn dễ gãy, trèo trám hái quả tiềm ẩn không ít rủi ro.  Với anh mỗi lần lên cây là phải thắt dây bảo hiểm, đặc biệt là khi hái những nhành trám nhỏ, vươn ra xa, nếu không có dây bảo hiểm rất dễ gây tai nạn. Ảnh: Huy Thư
Nhiều người không cần dây bảo hiểm, vẫn trèo, đi buông trên những nhành cây, rất dễ bị trượt chân. Ông Trần Văn Kỳ (61 tuổi) một thợ trèo trám lâu năm ở xã Thanh Tiên (Thanh Chương) chia sẻ: Thời gian qua, ở các địa phương đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động liên quan đến nghề trèo trám, khiến một số người gãy tay, chân, bại liệt, chết người... đặc biệt như anh Nguyễn Thiện Đạt (37 tuổi) ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) do rơi khi hái trám đã bị bại liệt phải ngồi xe lăn đã mấy năm nay. Bản thân ông cũng bị rơi cây trám gãy xương phải điều trị ở bệnh viện một thời gian dài. Ảnh: Huy Thư
Nhiều người không cần dây bảo hiểm, vẫn trèo, đi buông trên những nhành cây, rất dễ bị trượt chân. Ông Trần Văn Kỳ (61 tuổi) một thợ trèo trám lâu năm ở xã Thanh Tiên (Thanh Chương) chia sẻ: Thời gian qua, ở các địa phương đã xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động liên quan đến nghề trèo trám, khiến một số người gãy tay, chân, bại liệt, chết người... đặc biệt như anh Nguyễn Thiện Đạt (37 tuổi) ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) do rơi khi hái trám đã bị bại liệt phải ngồi xe lăn đã mấy năm nay. Bản thân ông cũng bị rơi cây trám gãy xương phải điều trị ở bệnh viện một thời gian dài. Ảnh: Huy Thư
Theo những người trong nghề, khi hái trám, tránh trèo lên, trụt xuống nhiều lần, mất công tốn sức, nên phải hái xong cây trám rồi mới tuột xuống gốc. Họ thường nghỉ giải lao trên cây, uống nước, uống sữa lấy sức rồi lao động tiếp. Anh Nguyễn Thiện Vũ (24 tuổi) ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) cho biết: xã Khánh Sơn hiện có hơn 10 người theo nghề trèo trám. Do trên địa bàn Nam Đàn không có nhiều trám, nên dân buôn trám ở quê anh chủ yếu đi trèo trám ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Huy Thư
Theo những người trong nghề, khi hái trám, tránh trèo lên, trụt xuống nhiều lần, mất công tốn sức, nên phải hái xong cây trám rồi mới tuột xuống gốc. Họ thường nghỉ giải lao trên cây, uống nước, uống sữa lấy sức rồi lao động tiếp. Anh Nguyễn Thiện Vũ (24 tuổi) ở xã Khánh Sơn (Nam Đàn) cho biết: xã Khánh Sơn hiện có hơn 10 người theo nghề trèo trám. Do trên địa bàn Nam Đàn không có nhiều trám, nên dân buôn trám ở quê anh chủ yếu đi trèo trám ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Huy Thư
Hái trám vất vả, khó nhọc, mỗi buổi lao động, 1 nhóm hái trám 3 - 4 người chỉ hái được khoảng 50 - 80 kg trám quả. Mùa thu hoạch trám kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 đã tạo việc làm cho nhiều lao động trong tỉnh. Người hái trám được trả tiền công từ 500 – 600 nghìn đồng/ngày, người đi nhặt trám là 300 nghìn đồng/ngày, nửa buổi thì 200 nghìn đồng. Ảnh: Huy Thư

Hái trám vất vả, khó nhọc, mỗi buổi lao động, 1 nhóm hái trám 3 - 4 người chỉ hái được khoảng 50 - 80 kg trám quả.  Mùa thu hoạch trám kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 đã tạo việc  làm cho nhiều lao động trong tỉnh. Người hái trám được trả tiền công từ 500 – 600 nghìn đồng/ngày, người đi nhặt trám là 300 nghìn đồng/ngày, nửa buổi thì 200 nghìn đồng. Ảnh: Huy Thư

Mùa trám năm nay, giá mua trám non không khác mấy so với năm ngoái, nhưng giá trám chín bán ra trên thị trường giảm mạnh vì dịch Covid-19 nên người “buôn trám cả cây" (mua trám non) kiêm nghề trèo trám không vui như các năm trước. Dân gian thường nói "Nghề hái trám như trứng treo đầu gậy", ngày công có thể cao hơn một số nghề lao động chân tay khác, nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro, có khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Ảnh: Huy Thư
Mùa trám năm nay, giá mua trám non không khác mấy so với năm ngoái, nhưng giá trám chín bán ra trên thị trường giảm mạnh vì dịch Covid-19 nên người “buôn trám cả cây" (mua trám non) kiêm nghề trèo trám không vui như các năm trước. Dân gian thường nói "Nghề hái trám như trứng treo đầu gậy", ngày công có thể cao hơn một số nghề lao động chân tay khác, nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro, có khi phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Ảnh: Huy Thư
Khó nhọc nghề hái trám. Video: Huy Thư

Tin mới