Chiêm ngưỡng bộ đồ cổ 'độc nhất vô nhị"

(Baonghean.vn) - Nhà thờ họ Nguyễn Hữu ở xóm 7, xã Nam Tân (Nam Đàn, Nghệ An) còn lưu giữ một bộ sắc phong quý gồm 19 bản có niên đại hàng trăm năm và nhiều hiện vật cổ.

Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, người cao tuổi trong dòng họ Nguyễn Hữu cho biết: Sau cách mạng, đền Thống Chinh ở xã Nam Lộc – nơi thờ Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng đã xuống cấp nặng nề, nên người dân các làng trong xã Lương Tràng xưa  đã rước thần, sắc phong và đồ tế khí của đền về thờ tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Hữu. Hiện tại nơi đây còn lưu giữ được 19 bản sắc phong cổ. Các sắc phong này được cất giữ trong những ống tre sơn son, chỉ khi có việc quan trọng mới đưa ra. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, người cao tuổi trong dòng họ Nguyễn Hữu cho biết: Sau cách mạng, đền Thống Chinh ở xã Nam Lộc (Nam Đàn) – nơi thờ Nghĩa Quận công Tống Tất Thắng (tiến sĩ thời Lê, có công lao lớn đối với quê hương đất nước) đã xuống cấp nặng nề, nên người dân các làng trong xã Lương Tràng xưa đã rước thần, sắc phong và đồ tế khí của đền về thờ tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Hữu. Hiện tại nơi đây còn lưu giữ được 19 bản sắc phong cổ. Các sắc phong này được cất giữ trong những ống tre sơn son. Ảnh: Huy Thư
Trong 19 sắc phong thì 10 bản do các triều vua thời Lê ban cấp, 9 bản còn lại thuộc thời Nguyễn. Bản sắc phong cổ nhất ban cấp năm 1670 thời Lê, niên hiệu Cảnh Trị, bản mới nhất là năm 1924 thời Nguyễn, niên hiệu Khải Định. Các sắc phong thời Lê thường ghi khoảng 300 chữ, các sắc phong thời Nguyễn ít chữ hơn, khoảng 150 chữ, nội dung đều ca ngợi công đức, phong thần cho Quận công Tống Tất Thắng cũng như giao trách nhiệm thờ tự cho các địa phương. Trải qua hàng trăm năm, chữ viết, hoa văn trên các sắc phong vẫn còn tươi nguyên, sắc nét. Ảnh: Huy Thư
Trong 19 sắc phong thì 10 bản do các triều vua thời Lê ban cấp, 9 bản còn lại thuộc thời Nguyễn. Bản sắc phong cổ nhất ban cấp năm 1670 thời Lê, niên hiệu Cảnh Trị, bản mới nhất là năm 1924 thời Nguyễn, niên hiệu Khải Định. Các sắc phong thời Lê thường ghi khoảng 300 chữ, các sắc phong thời Nguyễn ít chữ hơn, khoảng 150 chữ, nội dung đều ca ngợi công đức, phong thần cho Quận công Tống Tất Thắng cũng như giao trách nhiệm thờ tự cho các địa phương. Trải qua hàng trăm năm, chữ viết, hoa văn trên các sắc phong vẫn còn tươi nguyên, sắc nét. Ảnh: Huy Thư
Sắc phong lập ngày 18 tháng 4 năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) cách nay gần 350 năm, ngày tháng, niên hiệu triều vua và dấu ấn triện vẫn còn rõ ràng. Ảnh: Huy Thư
Sắc phong lập ngày 18 tháng 4 năm Cảnh Trị thứ 8 (1670) cách nay gần 350 năm, ngày tháng, niên hiệu triều vua và dấu ấn triện vẫn còn rõ ràng. Ảnh: Huy Thư
Ngoài bộ sắc phong, tại nhà thờ còn nhiều đồ tế khí cổ kính. Chiếc mũ quan được làm bằng kim loại, chạm trổ công phu, trang trí rồng, phượng đẹp mắt.Mở nắp hộp gỗ lớn, chiếc mũ cổ qua nhiều thế kỷ, vẫn rực sáng màu đồng huyền bí. Ảnh: Huy Thư
Ngoài bộ sắc phong, tại nhà thờ còn nhiều đồ tế khí cổ. Đây là chiếc mũ quan được làm bằng kim loại, qua nhiều thế kỷ vẫn rực sáng màu đồng huyền bí. Ảnh: Huy Thư
Chiếc mũ cổ được chạm trổ công phu hình rồng, phượng đẹp mắt. Ảnh: Huy Thư
Chiếc mũ cổ được chạm trổ công phu hình rồng, phượng đẹp mắt. Ảnh: Huy Thư
Trên thân hia, nhiều hình rồng, mây được tạo tác uyển chuyển, sống động.Mũ và hia dường như là những đồ tế khí gắn liền với tên tuổi, công trạng của Nghĩa Quận công. Ảnh: Huy Thư
Bên cạnh mũ quan là đôi hia, cũng làm bằng kim loại, được cất giữ trong hộp gỗ cẩn thận. Trên thân hia, nhiều hình rồng, mây được tạo tác uyển chuyển, sống động. Ảnh: Huy Thư
Mâm bồng kim loại đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: Huy Thư
Mâm bằng kim loại đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: Huy Thư
Những đồ tế khí bằng gỗ như long ngai, kiệu rồng, gươm đao, giáo mác.. đều đã nhuốm màu thời gian, những vẫn còn nguyên vẹn. 70 năm phụng thờ Nghĩa Quân Công Tống Tất Thắng và gìn giữ những hiện vật cổ kính của đền Thống Chinh là một việc làm tốt, đầy tinh thần trách nhiệm của dòng họ Nguyễn Hữu, đã được chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận. Ảnh: Huy Thư
Những đồ tế khí bằng gỗ như long ngai, kiệu rồng, gươm đao, giáo mác.. đều đã nhuốm màu thời gian nhưng vẫn còn nguyên vẹn.Việc phụng thờ Nghĩa Quận Công Tống Tất Thắng và gìn giữ những hiện vật cổ kính của đền Thống Chinh là một việc làm đầy tinh thần trách nhiệm của dòng họ Nguyễn Hữu, được chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận. Ảnh: Huy Thư

                                                   Huy Thư

TIN LIÊN QUAN

Tin mới