Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của đình Hương

(Baonghean.vn) - Với tuổi đời hàng trăm năm, đình Hương ở xã Phúc Thành, huyện Yên Thành là một trong những công trình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên quê lúa.
Đình Hương tọa lạc ở trung tâm làng Phúc Thọ, được xây dựng vào năm 1820, để thờ Thành hoàng làng là Trung hưng tán vị thiếu phó Liêm quận công Trần Đăng Dinh cùng những vị thần có công với dân với nước. Trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, đình đã bị lính Pháp đốt năm 1887, sau được nhân dân tu sửa lại. Trải qua hàng trăm năm, đình Hương đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa với 2 công trình chính là bái đường và hậu cung.

Đình Hương tọa lạc ở trung tâm làng Phúc Thọ, được xây dựng vào năm 1820, để thờ Thành hoàng làng là Trung hưng tán vị thiếu phó Liêm quận công Trần Đăng Dinh cùng những vị thần có công với dân với nước. Trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, đình đã bị lính Pháp đốt năm 1887, sau được nhân dân tu sửa lại. Trải qua hàng trăm năm, đình Hương đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa với 2 công trình chính là bái đường và hậu cung.

Nhà bái đường dài 17m, rộng hơn 10 m, gồm 3 gian 2 hồi, với 6 hàng cột dọc, 4 hàng cột ngang. Khung gỗ của nhà bái đường được chạm trổ điêu khắc tinh xảo.

 Nhà bái đường dài 17m, rộng hơn 10 m, gồm 3 gian 2 hồi, với 6 hàng cột dọc, 4 hàng cột ngang. Khung gỗ của nhà bái đường được chạm trổ điêu khắc tinh xảo.

Phía trong các vì nóc chạm nổi hình rồng, hình phượng sống động, uyển chuyển với kích thước lớn.

Phía trong các vì nóc chạm nổi hình rồng, hình phượng sống động, uyển chuyển với kích thước lớn.

Trên các kết cấu gỗ là tập hợp những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với những đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý…

Trên các kết cấu gỗ là tập hợp những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với những đề tài truyền thống như tứ linh, tứ quý…

Mỗi kết cấu gỗ là một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong ảnh: Cận cảnh hình phượng ngậm cành dương liễu.

Mỗi kết cấu gỗ là một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong ảnh: Cận cảnh hình phượng ngậm cành dương liễu.

Những góc hồi của đình được chạm trổ công phu với các đề tài như rồng ngậm chúc thư, hộp sách, ống quyển, nghiên bút…Những mảng chạm trên đình Hương được cho là đã đạt đến trình độ kỹ xảo, thể hiện sự tài hoa của người nghệ nhân xưa.

Những góc hồi của đình được chạm trổ công phu với các đề tài như rồng ngậm chúc thư, hộp sách, ống quyển, nghiên bút…Những mảng chạm trên đình Hương được cho là đã đạt đến trình độ kỹ xảo, thể hiện sự tài hoa của người nghệ nhân xưa.

Gian giữa nhà bái đường nổi bật với hình lưỡng long triều nguyệt.

 Gian giữa nhà bái đường nổi bật với hình lưỡng long triều nguyệt.

Sự độc đáo của đình Hương còn thể hiện ở phần xây đắp. Trên bờ nóc nhà bái đường được trang trí hình rồng và các hình ảnh biểu trưng, cách điệu.

Sự độc đáo của đình Hương còn thể hiện ở phần xây đắp. Trên bờ nóc nhà bái đường được trang trí hình rồng và các hình ảnh biểu trưng, cách điệu.

Cuốn đầu đao mềm mại trên các mái đình Hương.

Cuốn đầu đao mềm mại trên các mái đình Hương.

Hậu cung là ngôi nhà 3 gian 8 mái với kiến trúc đặc biệt. Mặt trước hậu cung đắp nổi 3 chữ hán lớn Phúc Thọ đình (đình làng Phúc Thọ), bên phải có chữ “Như tại” (Thần như đang ngồi ở đây), bên trái có chữ “Chỉ ngưỡng” (nhìn lên). Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Hương vẫn còn nguyên giá trị trong kiến trúc nghệ thuật, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, làng xã của người dân địa phương.

Hậu cung là ngôi nhà 3 gian 8 mái với kiến trúc đặc biệt. Mặt trước hậu cung đắp nổi 3 chữ hán lớn Phúc Thọ đình (đình làng Phúc Thọ), bên phải có chữ “Như tại” (Thần như đang ngồi ở đây), bên trái có chữ “Chỉ ngưỡng” (nhìn lên). Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Hương vẫn còn nguyên giá trị trong kiến trúc nghệ thuật, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, làng xã của người dân địa phương.

Tin mới