Chiến tranh qua kỷ vật người lính

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đã lùi xa 42 năm, nhưng ký ức về năm tháng hào hùng vẫn vẹn nguyên với những người lính một thời vào sinh ra tử. Họ lưu giữ thời gian bằng những kỷ vật thời chiến như gìn giữ cuộc sống của mình. 

Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng Anh hùng LLVTND - Thiếu tá Trần Kim Cầu ở thôn 3, xã Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn) vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật của chiến tranh. Với ông đó là những kỷ vật vô giá gắn liền với cuộc đời người lính. Trong ảnh: Chiếc radio theo ông trong những ngày kháng chiến. Ảnh: Huyền Trang
Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng Anh hùng LLVTND - Thiếu tá Trần Kim Cầu ở thôn 3, xã Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn) vẫn còn lưu giữ nhiều kỷ vật của chiến tranh. Với ông đó là những kỷ vật vô giá gắn liền với cuộc đời người lính. Trong ảnh: Chiếc radio theo ông trong những ngày kháng chiến. Ảnh: Huyền Trang
Những tờ giấy công nhận danh hiệu Dũng sĩ vẫn được ông Cầu giữ gìn cẩn thận. Đó là những chiến công qua những trận giáp lá cà đánh với địch. Ông Cầu kể: Từ năm 1968 đến năm 1971 ông đã đã tự tay tiêu diệt 13 xe tăng, 100 tên địch, thu giữ 11 khẩu súng các loại. Anh hùng Trần Kim Cầu 13 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt cơ giới, 1 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ.
Những tờ giấy công nhận danh hiệu Dũng sĩ vẫn được ông Cầu giữ gìn cẩn thận. Đó là những chiến công qua những trận giáp lá cà đánh với địch. Ông Cầu kể: Từ năm 1968 đến năm 1971 ông đã tự tay tiêu diệt 13 xe tăng, 100 tên địch, thu giữ 11 khẩu súng các loại. Anh hùng Trần Kim Cầu 13 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt cơ giới, 1 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ. Ảnh: Huyền Trang
AHLLVTND Cầu 7 lần bị thương
Trở về đời thường từ khói lửa chiến tranh, Anh hùng LLVTND Trần Kim Cầu có một cuộc sống giản dị và với mọi người ông là pho sử về chiến tranh, về những tháng năm hào hùng của dân tộc, ông thường xuyên chia sẻ với mọi người về những kỷ vật mình đã gìn giữ suốt nửa thế kỷ qua. Ảnh: Huyền Trang
Tham gia hàng chục trận chiến lớn nhỏ anh hùng Trần Kim Cầu có đến 7 lần bị thương, những tờ giấy ra viện vẫn thường được ông mang ra xem để nhắc nhỏ con cháu rằng. Để đất nước thống nhất như ngày hôm nay, những người ông người cha đã bỏ phải bỏ rất nhiều xương máu, mồ hôi, nước mắt và có cả sự hy sinh to lớn. Ảnh: Huyền Trang
Trong số đó, có mảnh giấy ra viện của Cục Quân y cấp. Anh hùng Trần Kim Cầu cho biết, mình bị thương 7 lần và hiện nay ông thường xuyên nhắc nhở con cháu, phải quý trọng giá trị hòa bình, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh vì quê hương đất nước.  Ảnh: Huyền Trang
Với đại tá Nguyễn Đức Huyến ở thôn 1 xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn kỷ vật thời chiến là những bức ảnh được chụp cùng với đồng đội. Những tấm ảnh lúc nào cũng gợi cho ông nhớ về những người một thời đã kề vai sát cánh trong những làn mưa bom bão đạn.
Với Đại tá Nguyễn Đức Huyến (phải) ở thôn 1, xã Phúc Sơn  (huyện Anh Sơn) kỷ vật thời chiến là chiếc cặp lồng đã rong ruổi theo ông trên các chặng đường hành quân, qua nhiều chiến dịch. Ảnh: Huyền Trang
Đó còn là bức ảnh kỷ niệm mà ông và đồng đội đã chụp tại Sài Gòn sau ngày giải phóng. Ảnh: Huyền Trang
Đó còn là bức ảnh kỷ niệm mà ông và đồng đội đã chụp tại Sài Gòn sau ngày giải phóng. Ảnh: Huyền Trang
Trải qua những chiến dịch lớn như chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch mùa xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4/1975 và 64 ngày đêm Quảng Trị vật dụng luôn đồng hành với ông Huyến là những chiếc bi đông hay ăng gô. Ảnh: Huyền Trang
Chiếc bi - đông nước này đã đồng hành với người chiến sỹ Nguyễn Đức Huyến trong rất nhiều trận đánh, chiến dịch lớn như: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Chiến dịch Quảng Trị 1972,  Chiến dịch Hồ Chí Minh 4/1975. Ảnh: Huyền Trang
Tờ giấy mang nội dung “Động viên lệnh” được đọc trước lễ xuất quân vẫn được cựu chiến binh Đặng Duy Huỳnh xã Phúc Sơn cất giữ như tài sản vô giá. Ảnh: Huyền Trang
 “Động viên lệnh” trước lễ xuất quân là kỷ vật được cựu chiến binh Đặng Duy Huỳnh ở xã Phúc Sơn gìn giữ như tài sản vô giá. Ảnh: Huyền Trang
Mỗi khi nhớ đến những tháng ngày lịch sử người cựu chiến binh Nguyễn Công Anh xóm 10, xã Phúc Sơn lại mang chiếc võng, tấm khăn ra thời chiến ra ngắm nhìn để được sống lại ký ức một thời hoa lửa, hào hùng. Ảnh: Huyền Trang
Mỗi khi nhớ đến những tháng ngày lịch sử người cựu chiến binh Nguyễn Công Anh xóm 10, xã Phúc Sơn lại mang chiếc võng, tấm khăn thời chiến ra ngắm nhìn để được sống lại ký ức một thời hoa lửa, hào hùng. Ảnh: Huyền Trang

 Huyền Trang

TIN LIÊN QUAN

Tin mới