"Chính phủ điện tử sẽ làm giảm sự cồng kềnh, giảm chi phí của bộ máy hành chính"

Đó là ý kiến được nhắc nhiều lần trong phát biểu của Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Đoàn đại biểu QH Hà Nội), tại phiên thảo luận ở tổ, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội XIII.
Theo Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, việc thực hiện Chính phủ điện tử sẽ đẩy nhanh cải cách hành chính, giảm sự phiền hà đồng thời sẽ giảm bớt nhân lực dôi dư trong bộ máy hành chính. Việc giảm bớt người dôi dư trong bộ máy hành chính sẽ làm giảm chi thường xuyên, giảm gánh nặng ngân sách.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh phát biểu tại phiên thảo luận tổ (Ảnh Hồng Chuyên)
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh phát biểu tại phiên thảo luận tổ (Ảnh Hồng Chuyên)
Mặt khác, những nhân lực dôi dư sẽ chuyển qua hoạt động trong lĩnh vực khác và họ sẽ tiếp tục lao động sáng tạo cống hiến cho đất nước.
Trước đó, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng chỉ rõ: “Bộ máy của ta hiện nay nhiều tầng, nhiều lớp quá. Cải cách hành chính vẫn còn chưa hiệu quả”. Theo bà Khánh, còn nhiều rào cản đối với doanh nghiệp, thủ tục còn nhiều, vấn đề hành chính phức tạp cũng gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp. Điều này gây cản trở sự phát triển của xã hội.
Đại biểu Khánh cũng chỉ ra thực tế hiện nay rất nhiều người muốn vào nhà nước làm việc. Thậm chí “chạy chọt” để được vào làm nhà nước. Vì họ cho rằng, vào nhà nước làm việc từ từ nhưng vẫn ổn định. Chính tâm lý không hăng hái xây dựng đó, khiến cho bộ máy hành chính nặng nề hơn đồng thời giảm nhân lực phát triển xã hội bằng ngành nghề khác.
Skip in 2...Advertisement in 24 seconds
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh chia sẻ: “Nếu không làm trong cơ quan nhà nước, tôi sẽ kinh doanh, hoặc làm ngành nghề khác, và sẽ cống hiến cho xã hội bằng công việc của mình”.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cũng chỉ rõ, việc cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính hiện nay còn chậm.
Do đó, đại biểu Trần Quốc Khánh đề nghị cần nhanh chóng ứng dụng triệt để Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, cần phải minh bạch hành chính, chống tham nhũng để công chức viên chức “không dám tham nhũng”. Bà lấy ví dụ về cán bộ Singapore, người trực tiếp làm việc với bà, tặng quà kỷ niệm, họ không dám lấy vì chính phủ có quy định về giá trị nhận quà, dù là cảm ơn.
Tại buổi họp báo giới thiệu Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cho biết, Văn phòng Chính phủ sẽ thiết lập mạng xã hội - chính quyền để người dân tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. 
Không chỉ đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết về Chính phủ điện tử, Văn phòng Chính phủ đã làm việc với đại diện Facebook tại Việt Nam để tìm hiểu các ứng dụng trên mạng xã hội. Tới đây, tùy vào kết quả thử nghiệm, Chinhphu.vn sẽ lập dự án, hợp tác chính thức với Facebook để khai thác ứng dụng này để truyền thông cho Chính phủ. Đây cũng là một ứng dụng mạng xã hội internet để giao tiếp với người dân.
Theo Infonet
TIN LIÊN QUAN

Tin mới