Chủ tịch HĐND tỉnh: Triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả các dự án trọng điểm cấp bách

(Baonghean.vn) - Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 để thảo luận, thông qua 8 nghị quyết về chủ trương đầu tư và tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Sáng 14/5, HĐND tỉnh tiến hành kỳ họp thứ 14, khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 để thảo luận, thông qua một số chủ trương quan trọng và tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Hoàng Viết Đường - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh điều hành kỳ họp. Tham gia kỳ họp có các đồng chí Nguyễn Đức Trung – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ngành cấp tỉnh. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Hoàng Viết Đường - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh điều hành kỳ họp. Tham gia có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ngành cấp tỉnh. Ảnh: Thành Duy

Sau bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Sơn, kỳ họp tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền với việc biểu quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Nguyễn Hữu Tuy – Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai do chuyển công tác đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp. Ảnh: Thành Duy

Tiếp đó, kỳ họp tiến hành thảo luận, xem xét các tờ trình và dự thảo nghị quyết tại kỳ họp do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tình Lê Hồng Vinh trình bày.

Theo đó, các đại biểu tham gia thảo luận vào dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đê Nam Trung (đê hữu Lam) đoạn từ K2+00 – K8+230 (giai đoạn 1, đoạn từ K6+230 – K8+230). Ý kiến đại biểu HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hùng (Nam Đàn) cùng phát biểu của Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn Đinh Xuân Quế và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Hoa đặt ra là cần có một dự án tổng thể đầu tư cho tuyến đê hữu sông Lam đi qua vùng 5 nam trước đây và bây giờ là 3 nam (do sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã).

Trên cơ sở dự án tổng thể đó để huy động các nguồn lực, phân kỳ đầu tư, đảm bảo dự án vừa thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt, vừa đáp ứng hiện đại hóa nông thôn, phục vụ giao thông, tránh đầu tư nhỏ giọt, không hiệu quả và lãng phí nguồn lực.

Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Cao Thị Hiền - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng tình với ý kiến của các đại biểu, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đã giải trình cụ thể. Theo đó, ở góc độ tổng thể thì dự án tuyến đê hữu sông Lam đã được phê duyệt và triển khai từ năm 2010.

Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên dự án chưa được triển khai tổng thể mà mới chỉ có 2 km với kinh phí hơn 230 tỷ đồng. Hiện tại đang còn khoảng 6,6 km để kép kín toàn tuyến và nhu cầu vốn là 700 tỷ đồng.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày các Tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày các Tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Bởi vậy, ý kiến chung của các đại biểu đề xuất HĐND thông qua chủ trương đầu tư dự án này để tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương và thời gian tới sẽ tiếp tục thu hút các nguồn vốn để đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. UBND tỉnh và các ngành cũng cam kết, quá trình đầu tư sẽ phối hợp tốt với địa phương để đưa ra phương án thiết kế phù hợp, hiệu quả.

Ngoài dự án đê Trung Phúc Cường, một số đại biểu HĐND tỉnh cũng tham gia ý kiến vào dự thảo nghị quyết về chủ trương đầu tư cầu Diễn Kim; dự án di dời dân ở vùng sạt lở tại 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn.

Đồng chí Cao Tiến Trung - Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Cao Tiến Trung - Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh báo cáo kết quả thẩm tra các tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp. Ảnh: Thành Duy

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Sơn nhấn mạnh: Trên cơ sở Nghị quyết HĐND tỉnh được quyết nghị thông qua tại kỳ họp này, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư triển khai thực hiện tích cực, hiệu quả các dự án.

Riêng đối với dự án đê hữu sông Lam tại xã Trung Phúc Cường, đề nghị UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt chẽ với địa phương để triển khai phương án thiết kế đầu tư phù hợp, hiệu quả.

Đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu thảo luận tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu thảo luận tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Đồng chí Nguyễn Xuân Hải - Giám đốc Sở Tài chính phát biểu
Đồng chí Nguyễn Xuân Hải - Giám đốc Sở Tài chính phát biểu thảo luận tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy

Chủ tịch HĐND tỉnh cũng khẳng định: Chúng ta đang ở trong thời điểm hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; tiến hành đại hội Đảng các cấp. Bởi vậy, HĐND tỉnh kêu gọi đồng bào, đồng chí phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, đùm bọc, chia sẻ, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép”, vừa chống đại dịch, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; đảm bảo an ninh xã hội và đời sống người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Các đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy
Các đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp. Ảnh: Thành Duy

8 nghị quyết liên quan đến chủ trương đầu tư được thông qua kỳ họp, gồm: 

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án di dời khẩn cấp 49 hộ dân bản Phà Kháo, xã Mai Sơn ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm;

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Đê biển xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu (giai đoạn 2);

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án Đê biển Bãi Ngang, huyện Quỳnh Lưu (giai đoạn 2);

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đê Nam Trung (đê hữu  số Lam) đoạn từ K2+00 – K8+230 (giai đoạn 01: đoạn từ K6+230 – K8+230);

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu Diễn Kim, huyện Diễn Châu;

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án cầu Thanh Nam qua sông Lam, huyện Con Cuông;

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư di dân tự do và di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở và vùng đặc biệt khó khăn thuộc khu vực biên giới Việt - Lào, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn;

+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng khu tái định cư tại xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc phục vụ GPMB Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) đoạn từ điểm giao Quốc lộ 46 đến Tỉnh lộ 535 (Km 76+00-Km 83+500).

Tin mới