Chú trọng nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn

(Baonghean.vn) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vấn đề nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn cần được quan tâm nhiều hơn.
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thu Huyền
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thu Huyền

Thực hiện chương trình làm việc với tỉnh Nghệ An về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), sáng 11/5, đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn làm trưởng đoàn, tiếp tục làm việc với Thường trực Tỉnh ủy. Cùng dự có đồng chí Trương Minh Hoàng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Làm việc với đoàn, về phía Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Hiền - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn Thực hiện chương trình làm việc với tỉnh Nghệ An về kết quả 10 năm thực hiện NQ TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, sáng 11/5, đoàn công tác của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, thành viên Ban chỉ đạo TW tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn làm trưởng đoàn, tiếp tục làm việc với Thường trực Tỉnh ủy.  Cùng dự có đồng chí Trương Minh Hoàng – Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Làm việc với đoàn, về phía Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông – Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Hiền – Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Nông nghiệp phát triển với tốc độ cao Thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức học tập, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức truyên tuyền, vận động; ban hành Chương trình hành động, thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết 26 và Kết luận số 97-KL/TW, trong đó đặc biệt là xây dựng Nông thôn mới.  Công tác xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án, dự án lớn về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn đến năm 2015, có tính đến năm 2020 đã được quan tâm thực hiện. Các lĩnh vực nông, lâm, thủy lợi, thủy sản đã được rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đến 2020. Các chương trình, đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Bình quân 10 năm (2008 - 2017) đạt 4,68%; dự kiến năm 2018 đạt 4,5%; Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp, thủy sản tăng.  Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Đã hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung như: chè trên 7.500 ha; mía trên 26.000 ha; nuôi trồng thủy sản trên 2.000 ha...  Sản xuất Lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, xã hội hóa ngày càng cao.  Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả rất khá, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến tháng 12/2017 Nghệ An đã có 181/431 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 42%; số tiêu chí bình quân đạt 14,54 tiêu chí/xã, tăng 10,9 tiêu chí/xã so với năm 2010 (3,64); 03 đơn vị cấp huyện: Thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh, huyện Nam Đàn hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM.  Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại, bền vững, Nghệ An đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 4,5 - 5,0%/năm; giai đoạn 2020 - 2025 và đến 2030 là 4,5 - 5,0%/năm. Cơ cấu kinh tế nội ngành đến năm 2020: Nông nghiệp: 77%, lâm nghiệp: 9%, thủy sản 14%; Đến năm 2030: Nông nghiệp 72%, lâm nghiệp 12%, thủy sản 16.  Giá trị sản lượng trên 01 ha đất canh tác bình quân đến năm 2020: 80 - 90 triệu đồng/ha; Đến năm 2030: 110 - 120 triệu đồng/ha. Đến 2020, toàn tỉnh có 61,5% số xã đạt chuẩn NTM, tương đương 265 xã, bình quân 16,5 tiêu chí/xã; xây dựng thành công 03 xã NTM kiểu mẫu, 10 thôn bản đạt chuẩn (theo QĐ 1263/QĐ-UBND của UBND tỉnh) và 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn Đó là ý kiến mà các thành viên đoàn công tác nhấn mạnh, gợi ý để Nghệ An tập trung làm rõ. “Mục tiêu cốt lõi của nghị quyết là thu nhập người dân trên địa bàn nông thôn, tuy nhiên báo cáo chưa đề cập rõ. Nghệ An hiện là một tỉnh chủ yếu nông nghiệp, vì vậy, những năm tiếp theo, việc phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, đặc biệt là đảm bảo an sinh xã hội khu vực nông thôn, do đó cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. ” – ông Trịnh Văn Môn – nhấn mạnh. Cho rằng vấn đề nông nghiệp nông dân và nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều đại biểu đề nghị Nghệ An cần tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông, lâm, thủy sản. Phát biểu tại cuộc làm việc, đoàn công tác cũng đề nghị báo cáo cần làm rõ nguồn vốn huy động cho nông nghiệp nông thôn và nông dân, trong đó đầu tư cho sản xuất là bao nhiêu? Đã có bao nhiêu cuộc giám sát về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân...  Tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT đã giải trình, làm rõ về một số vấn đề mà đại biểu quan tâm; đồng thời nhấn mạnh tiềm năng, dư địa phát triển nông nghiệp ở Nghệ An còn rất lớn, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bộ ngành trung ương hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp của địa phương. Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông: Sau 10 năm thực hiện hiện NQ TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghệ An đạt nhiều kết quả quan trọng; bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống người dân ngày càng nâng lên.  Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Nghệ An sau 10 năm thực hiện NQ TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Về những giải pháp trong thời gian tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội yêu cầu tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng để tiếp tục nâng cao nhận thức mới về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nông nghiệp, phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; xây dựng nông thôn mới, gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại. Quan tâm đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc.  ”Trong thời gian tới, Tỉnh ủy, cấp ủy đảng, UBND các cấp, các Sở ban ngành, đoàn thể cần tập trung tổ chức tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, Chương trình số 21-CTr/TU... Trong đó, làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm; đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn”- đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội phát biểu. Ảnh: Thu Huyền
Đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội phát biểu. Ảnh: Thu Huyền

Nông nghiệp phát triển với tốc độ cao

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh ủy Nghệ An đã tổ chức học tập, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức tuyên truyền, vận động; ban hành Chương trình hành động, thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết 26 và Kết luận số 97-KL/TW, trong đó đặc biệt là xây dựng nông thôn mới.

Công tác xây dựng quy hoạch, chương trình, đề án, dự án lớn về phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn đến năm 2015, có tính đến năm 2020 đã được quan tâm thực hiện. Các lĩnh vực nông, lâm, thủy lợi, thủy sản đã được rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đến 2020. Các chương trình, đề án được phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả.

Đến nay, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: Bình quân 10 năm (2008 - 2017) đạt 4,68%; dự kiến năm 2018 đạt 4,5%; Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp, thủy sản tăng.

Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Đã hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung như: chè trên 7.500 ha; mía trên 26.000 ha; nuôi trồng thủy sản trên 2.000 ha...  Sản xuất lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, xã hội hóa ngày càng cao.

Đoàn công tác khảo sát tại cánh đồng rau màu xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu). Ảnh tư liệu
Đoàn công tác khảo sát tại cánh đồng rau màu xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu). Ảnh tư liệu

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Nghệ An đạt được nhiều kết quả khá, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến tháng 12/2017, toàn tỉnh đã có 181/431 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 42%; số tiêu chí bình quân đạt 14,54 tiêu chí/xã, tăng 10,9 tiêu chí/xã so với năm 2010 (3,64); 03 đơn vị cấp huyện: Thị xã Thái Hòa, thành phố Vinh, huyện Nam Đàn hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM.

Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại, bền vững, Nghệ An đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 4,5 - 5,0%/năm; giai đoạn 2020 - 2025 và đến 2030 là 4,5 - 5,0%/năm.  Giá trị sản lượng trên 01 ha đất canh tác bình quân đến năm 2020: 80 - 90 triệu đồng/ha; Đến năm 2030: 110 - 120 triệu đồng/ha.

Đến 2020, toàn tỉnh có 61,5% số xã đạt chuẩn NTM, tương đương 265 xã, bình quân 16,5 tiêu chí/xã; xây dựng thành công 03 xã NTM kiểu mẫu, 10 thôn bản đạt chuẩn (theo QĐ 1263/QĐ-UBND của UBND tỉnh) và 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Đồng chí Trương Minh Hoàng – Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu. Ảnh: Thu Huyền
Đồng chí Trương Minh Hoàng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thu Huyền

Nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn

Đó là ý kiến mà các thành viên đoàn công tác nhấn mạnh, gợi ý để Nghệ An tập trung làm rõ. “Mục tiêu cốt lõi của nghị quyết là thu nhập người dân trên địa bàn nông thôn, tuy nhiên báo cáo chưa đề cập rõ. Nghệ An - một tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, vì vậy, tỉnh cần đặc biệt quan tâm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn” - đồng chí Trịnh Văn Môn - Cục Phó Cục Phát triển Nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Trung ương MTQG Chương trình xây dựng NTM nhấn mạnh.

Cho rằng vấn đề nông nghiệp nông dân và nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều đại biểu đề nghị Nghệ An cần tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; Áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông, lâm, thủy sản. 

Tại buổi làm việc, các đồng chí: Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thông; Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT đã làm rõ về một số vấn đề mà đại biểu quan tâm; đồng thời nhấn mạnh tiềm năng, dư địa phát triển nông nghiệp ở Nghệ An còn rất lớn, mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các bộ, ngành trung ương hỗ trợ đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp của địa phương.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống người dân được nâng lên. Tuy nhiên, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy cho rằng quá trình thực hiện còn những bất cập. Lấy ví dụ chương trình nông thôn mới, đồng chí cho biết thực tế vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích, chưa quan tâm đầu tư nhiều đến sản xuất mà chú trọng nhiều vào hạ tầng, công tác môi trường nông thôn còn bất cập, chưa được quan tâm đúng mức....
Đoàn công tác của Quốc hội khảo sát tại Quỳnh Lưu

Đoàn công tác của Quốc hội khảo sát tại Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn)- Trong chương trình làm việc với tỉnh Nghệ An về kết quả 10 năm thực hiện NQ TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, chiều 10/5, đoàn công tác của Quốc hội đã có chuyến khảo sát tại huyện Quỳnh Lưu.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Nghệ An sau 10 năm thực hiện NQ Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Về những giải pháp trong thời gian tới, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội yêu cầu tiếp tục tuyên truyền, vận động sâu rộng để tiếp tục nâng cao nhận thức mới về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Quan tâm đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, nhất là các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc...

”Trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tập trung tổ chức tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, Chương trình số 21-CTr/TU... Trong đó, làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm; đề xuất những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn” - đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội lưu ý.

Tin mới