Chuyện học nghề của những học sinh đặc biệt

(Baonghean.vn) – Đó là những học sinh của lớp dạy văn hoá và dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục và dạy nghề người khuyết tật Nghệ An. Mỗi em một hoàn cảnh, một khiếm khuyết cơ thể khác nhau nhưng được học tập tại Trung tâm, được các thầy cô từng bước dìu dắt giao tiếp với cộng đồng là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ.

Không như học sinh bình thường khác, trong 240 học sinh tại trung tâm, phần lớn các em bị khiếm thính, khuyết tật vận động hay chậm phát triển trí tuệ.
Không như học sinh bình thường khác, trong 240 học sinh tại trung tâm, phần lớn các em bị khiếm thính, khuyết tật vận động hay chậm phát triển trí tuệ.
Dù trong một lớp nhưng có những học sinh mang nhiều dạng khuyết tật khác nhau, như: có em vừa khuyết tật vận động vừa khuyết tật trí tuệ nên việc giáo dục, giảng dạy cũng phải có phương pháp riêng.
Dù trong một lớp nhưng có những học sinh mang nhiều dạng khuyết tật khác nhau, như: có em vừa khuyết tật vận động vừa khuyết tật trí tuệ nên việc giáo dục, giảng dạy cũng phải có phương pháp riêng.
Ở đây, sự tiến bộ của các em không phải theo tuần theo tháng mà phải tính theo năm, có khi còn dài hơn. Nhưng chỉ cần một chút tiến bộ nhỏ nhất cũng là miền vui vô bờ bến của các bậc phụ huynh cũng như giáo viên trung tâm.
Ở đây, sự tiến bộ của các em không phải theo tuần, theo tháng mà phải tính theo năm, có khi còn dài hơn. Nhưng chỉ cần một chút tiến bộ nhỏ nhất cũng là niềm vui vô bờ bến của các bậc phụ huynh cũng như giáo viên trung tâm.
“Do các học sinh thường gặp khó khăn về vận động, chậm phát triển trí tuệ nên để dạy tốt đòi hỏi giáo viên phải có tình yêu thương sâu sắc đối với trẻ và phải có tính kiên trì nhẫn nại”, cô Xoan, giáo viên lớp 1B chia sẻ.
“Do các em thường gặp khó khăn về vận động, chậm phát triển trí tuệ nên để dạy tốt đòi hỏi giáo viên phải có tình yêu thương sâu sắc đối với trẻ và phải có tính kiên trì, nhẫn nại”, cô Xoan, giáo viên lớp 1B chia sẻ.
Đối với cô niềm vui lớn nhất là mỗi ngày các em biết thêm được một động tác thủ ngữ để có thể giao tiếp được  với cộng đồng.
Đối với cô, niềm vui lớn nhất là mỗi ngày các em biết thêm được một động tác thủ ngữ để có thể giao tiếp được với cộng đồng.
Đã hai năm nay, hàng ngày chị Nguyễn Thị Oanh ở xã Diễn Trung (Diễn Châu)  cùng con gái Quỳnh Như (7 tuổi) lên lớp. Mỗi lúc bé học “thủ ngữ” thì chị cũng tranh thủ đứng ngoài học lỏm để khi về nhà hai mẹ con có thể nói chuyện được với nhau.
Đã 2 năm nay, hàng ngày, chị Nguyễn Thị Oanh ở xã Diễn Trung (Diễn Châu) cùng con gái Quỳnh Như (7 tuổi) lên lớp. Mỗi lúc bé học “thủ ngữ” thì chị cũng tranh thủ đứng ngoài học lỏm để khi về nhà hai mẹ con có thể nói chuyện được với nhau.
Ngoài học văn hoá, các học sinh được giáo viên tận tình hướng dẫn dạy nghề, như: mộc, thêu, may, …
Ngoài học văn hoá, học sinh ở đây được giáo viên tận tình hướng dẫn dạy nghề, như: mộc, thêu, may…
Người bình thường học việc đã khó, đối với các em học sinh khuyết tật càng khó hơn trăm bề nên các giáo viên phải hết sức kiên trì và tỉ mỉ.
Người bình thường học việc đã khó, đối với các em học sinh khuyết tật càng khó hơn trăm bề nên giáo viên phải hết sức kiên trì và tỉ mỉ.
Qua những lớp học đặc biệt này, không ít trẻ em khuyết tật trưởng thành, tự đảm bảo cuộc sống của mình, hoà nhập và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng.
Qua những lớp học đặc biệt này, không ít người khuyết tật trưởng thành, tự đảm bảo cuộc sống của mình, hoà nhập và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng.

Thành Cường

TIN LIÊN QUAN

Tin mới