'Cơ giới hóa' trong thu hoạch ngao ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Bà con nuôi ngao trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang vào vụ thu hoạch ngao thương phẩm và ngao giống; một số hộ đưa máy móc vào thu hoạch, đã rút ngắn thời gian, giảm nhân công.
Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có 130 ha diện tích nuôi ngao thương phẩm tập trung ở các xã Quỳnh Thọ, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, An Hòa. Bước vào tháng 2 âm lịch, bà con nuôi ngao bắt đầu xuống bãi triều thu hoạch, kéo dài cho đến tháng 10 âm lịch nhưng thời điểm chính vụ nhất là từ tháng 4 đến tháng 6. Ảnh: Hồng Diện
Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có 130 ha diện tích nuôi ngao thương phẩm tập trung ở các xã Quỳnh Thọ, Sơn Hải, Quỳnh Thuận, An Hòa. Bước vào tháng 2 âm lịch, bà con nuôi ngao bắt đầu xuống bãi triều thu hoạch, kéo dài cho đến tháng 10 âm lịch nhưng thời điểm chính vụ là từ tháng 4 đến tháng 6. Ảnh: Hồng Diện
Vài năm gần đây, các hộ nuôi ngao ở Quỳnh Lưu đã đưa máy sục và xả rửa vào công đoạn thu hoạch. Ông Thái Bá Khang ở xóm 8, xã Sơn Hải cho biết, gia đình ông có 20 ha nuôi ngao thương phẩm và ngao giống; khi thu hoạch, ông chia một tổ máy từ 17 - 20 người, mỗi ngày có thể thu ngao xong ở diện tích 5.000 m2, nhanh gấp rất nhiều lần làm bằng thủ công. Ảnh: Hồng Diện
Vài năm gần đây, các hộ nuôi ngao ở Quỳnh Lưu đã đưa máy sục và xả rửa vào công đoạn thu hoạch. Ông Thái Bá Khang ở xóm 8, xã Sơn Hải cho biết, gia đình ông có 20 ha nuôi ngao thương phẩm và ngao giống; khi thu hoạch, ông chia một tổ máy từ 17 - 20 người, mỗi ngày có thể thu ngao xong ở diện tích 5.000 m2, nhanh gấp rất nhiều lần làm bằng thủ công. Ảnh: Hồng Diện
Trước khi tổ điều khiển máy hoạt động xối rửa, những công nhân này trải thảm lưới trước, sau đó xúc ngao giống bỏ lên mặt lưới. Đây là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi mỗi người công nhân phải có kỹ thuật làm nghề lâu năm, bởi nếu xúc không đúng cách, lấy đất không bằng dễ làm ngao giống bị bể nát. Ảnh: Hồng Diện
Trước khi cho máy xả rửa, phải trải thảm lưới trước, sau đó xúc ngao giống bỏ lên mặt lưới. Đây là công đoạn quan trọng, đòi hỏi mỗi người công nhân phải có kỹ thuật làm nghề lâu năm, bởi nếu xúc không đúng cách, lấy đất không bằng dễ làm ngao giống bị bể nát. Ảnh: Hồng Diện
 
Khi thu hoạch ngao giống, các hộ chọn địa điểm đặt máy tại khu vực gần dòng nước để thuận tiện cho việc bơm nước và lắp gắn 2 vòi nước dài hàng trăm mét, đường kính 7,5 cm. Sau đó, cần 2 lao động có sức khỏe cầm vòi để đi xả rửa bùn trong những dải lưới dài từ 60 - 70 m có ngao sẵn trong đó. Ảnh: Hồng Diện
Khi thu hoạch ngao giống, các hộ chọn địa điểm đặt máy tại khu vực gần dòng nước để thuận tiện cho việc bơm nước và lắp gắn 2 vòi nước dài hàng trăm mét, đường kính 7,5 cm. Sau đó, cần 2 lao động có sức khỏe cầm vòi để đi xả rửa bùn trong những dải lưới dài từ 60 - 70 m có ngao sẵn trong đó. Ảnh: Hồng Diện
Một ngày, một tổ thu hoạch ngao giống bằng máy được 10 tấn loại 500 con/kg, 3 tấn đối với loại 3 vạn con/kg; đối với ngao thịt được 13 tấn. Đặc biệt, tiền công của công nhân khá cao, từ 500.000 - 600.000 đồng/ ngày, trong khi đó lao động thu hoạch bằng phương pháp thủ công chỉ từ 100.000 - 150.000 đồng/ ngày. Ảnh: Hồng Diện
Một ngày, một tổ thu hoạch ngao giống bằng máy được khoảng10 tấn loại ngao nhỡ, 13 tấn loại ngao thịt. Đặc biệt, tiền công của công nhân khá cao, từ 500.000 - 600.000 đồng/người/ngày, trong khi đó lao động thu hoạch bằng phương pháp thủ công chỉ từ 100.000 - 150.000 đồng/người/ngày. Ảnh: Hồng Diện
Ngao giống sau khi thu hoạch xong, một phần được các hộ đem đi thả phục vụ cho diện tích nuôi của gia đình, số còn lại đem đi bán cho thị trường phía Bắc và miền Trung với hàng trăm triệu con. Ảnh: Hồng Diện
Ngao giống sau khi thu hoạch xong, một phần được các hộ đem đi thả trên diện tích nuôi của gia đình, số còn lại đem đi bán cho thị trường phía Bắc và miền Trung. Ảnh: Hồng Diện
Ông Bùi Xuân Trúc - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Nghề nuôi ngao ở địa phương ngày càng phát triển; mỗi năm người dân thu nhập hàng chục tỷ đồng. Thời gian gần đây, một số hộ nuôi ngao đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên tiết kiệm được thời gian, chi phí thuê nhân công lao động. Huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ nuôi áp dụng đồng bộ máy móc để nâng cao hiệu quả nuôi ngao. Ảnh: Hồng Diện
Ông Bùi Xuân Trúc - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Nghề nuôi ngao ở địa phương ngày càng phát triển; mỗi năm người dân thu nhập hàng chục tỷ đồng. Thời gian gần đây, một số hộ nuôi ngao đã áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên tiết kiệm được thời gian, chi phí thuê nhân công lao động. Huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ nuôi áp dụng đồng bộ máy móc để nâng cao hiệu quả nuôi ngao. Ảnh: Hồng Diện
 
Clip thu hoạch ngao bằng máy

Qua nắm bắt từ các hộ nuôi, vụ thu hoạch ngao năm nay được mùa, được giá; năng suất bình quân đạt 30 tấn/ ha, với giá bán tại chỗ 12.000 đồng/ kg (cao hơn từ 2.000 - 3.000 đồng/ kg so với năm 2017), cho người dân thu về 360 triệu đồng/ ha. Ảnh: Hồng Diện
Theo các hộ nuôi, vụ thu hoạch ngao năm nay đạt sản lượng khá lại được giá; năng suất bình quân đạt 30 tấn/ ha, với giá bán tại chỗ 12.000 đồng/ kg (cao hơn từ 2.000 - 3.000 đồng/ kg so với năm 2017), cho người dân thu về 360 triệu đồng/ha. Ảnh: Hồng Diện

Tin mới