Cổ vật độc, lạ trong ngôi miếu ở xứ Lường

(Baonghean.vn) - Tồn tại lâu đời, miếu mộ Bà Chúa Nhâm - Di tích lịch sử cấp tỉnh ở xã Hòa Sơn (Đô Lương) đang lưu giữ một số hiện vật cổ độc đáo, hiếm có ở Nghệ An. 
Miếu mộ Bà Chúa Nhâm ở xóm Đông Xuân, xã Hòa Sơn là nơi yên nghỉ, thờ tự bà Nguyễn Thị Ngọc Nhâm, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Đức, làng Yên Lại, xã Yên Lăng. Lúc bình sinh bà là thiếu nữ đẹp người đẹp nết, được Vua Lê chọn làm phi tử. Bà và người con gái mất sớm, Vua Lê thương tiếc cho đưa thi hài bà về quê an táng tại xứ Động Lăng (nay là xóm Đông Xuân), giao cho dân làng Yên Lại lập đền thờ phụng, còn gọi là đền Yên Lại. Ảnh: Huy Thư
Miếu mộ Bà Chúa Nhâm ở xóm Đông Xuân, xã Hòa Sơn là nơi yên nghỉ, thờ tự bà Nguyễn Thị Ngọc Nhâm, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Đức, làng Yên Lại, xã Yên Lăng. Lúc bình sinh bà là thiếu nữ đẹp người đẹp nết, được Vua Lê chọn làm phi tử. Bà và người con gái mất sớm, Vua Lê thương tiếc cho đưa thi hài bà về quê an táng tại xứ Động Lăng (nay là xóm Đông Xuân), giao cho dân làng Yên Lại lập đền thờ phụng, còn gọi là đền Yên Lại. Ảnh: Huy Thư
Miếu mộ Bà Chúa Nhâm là một công trình kiến trúc cổ kính, tọa lạc ở vị trí cao ráo, có tổng diện tích 407m2, bao gồm các công trình chính: Cổng ngoài, nghi môn, miếu mộ... Trong đó, miếu mộ và nghi môn là những hạng mục gốc của di tích. Trải qua quá trình trùng tu, tôn tạo, hiện các hạng mục này mang dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Miếu mộ nằm ở bên trái, cạnh nhà thờ họ Nguyễn Đức, ngày trước phơi giữa nắng mưa, sau này mới được người dân và dòng họ Nguyễn xây dựng nhà tôn che chắn. Ảnh: Huy Thư
Miếu mộ Bà Chúa Nhâm là một công trình kiến trúc cổ kính, tọa lạc ở vị trí cao ráo, có tổng diện tích 407m2, bao gồm các công trình chính: Cổng ngoài, nghi môn, miếu mộ... Trong đó, miếu mộ và nghi môn là những hạng mục gốc của di tích. Trải qua quá trình trùng tu, tôn tạo, hiện các hạng mục này mang dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Miếu mộ nằm ở bên trái, cạnh nhà thờ họ Nguyễn Đức, ngày trước phơi giữa nắng mưa, sau này mới được người dân và dòng họ Nguyễn xây dựng nhà tôn che chắn. Ảnh: Huy Thư
Nghi môn của miếu mộ được xây dựng từ xưa theo kiểu cổng vòm nhiều mái cong, hai bên và phía trên trang trí mặt hổ phù, voi, câu đối... Trên nghi môn ghi 4 chữ Hán “Hồng Đức cung lăng”. Ảnh: Huy Thư

Nghi môn của miếu mộ được xây dựng từ xưa theo kiểu cổng vòm nhiều mái cong, hai bên và phía trên trang trí mặt hổ phù, voi, câu đối... Trên nghi môn ghi 4 chữ Hán “Hồng Đức cung lăng”. Ảnh: Huy Thư

Theo gia phả họ Nguyễn Đức, hai mẹ con bà chúa Nhâm qua đời vào ngày trùng cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch). Nhà vua cho cắt 68 mẫu ruộng giao cho làng Yên Lại, trong đó, họ Nguyễn Đức được giao 50 mẫu (49 mẫu cho dòng họ và 01 mẫu cho Tộc trưởng họ Nguyễn Đức) để cày cấy, lo việc tế tự, sửa sang đền miếu cho mẹ con Bà Chúa Nhâm. Ảnh: Huy Thư
Theo gia phả họ Nguyễn Đức, hai mẹ con bà chúa Nhâm qua đời vào ngày trùng cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch). Nhà vua cho cắt 68 mẫu ruộng giao cho làng Yên Lại, trong đó, họ Nguyễn Đức được giao 50 mẫu (49 mẫu cho dòng họ và 01 mẫu cho Tộc trưởng họ Nguyễn Đức) để cày cấy, lo việc tế tự, sửa sang đền miếu cho mẹ con Bà Chúa Nhâm. Ảnh: Huy Thư
Chính miếu cao khoảng 3m được xây dựng theo hình chiếc kiệu chuông có 3 cửa (trước và hai bên). Cửa trước xây vòm, hai bên trang trí câu đối. Trên miếu xây kín, không lợp ngói. Ảnh: Huy Thư
Chính miếu cao khoảng 3m được xây dựng theo hình chiếc kiệu chuông có 3 cửa (trước và hai bên). Cửa trước xây vòm, hai bên trang trí câu đối. Trên miếu xây kín, không lợp ngói. Ảnh: Huy Thư
Tại miếu mộ Bà Chúa Nhâm còn lưu giữ hiện vật cổ có giá trị, trong đó có một số cổ vật quý, hiếm. Trong ảnh: Tượng mẹ con Bà Chúa Nhâm được tạo tác bằng gỗ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhân từ. Ảnh: Huy Thư

Tại miếu mộ Bà Chúa Nhâm còn lưu giữ hiện vật cổ có giá trị, trong đó có một số cổ vật quý, hiếm. Trong ảnh: Tượng mẹ con Bà Chúa Nhâm được tạo tác bằng gỗ mang vẻ đẹp thanh thoát, nhân từ. Ảnh: Huy Thư

Đặc biệt tại miếu mộ còn thờ 2 đôi hài được chế tác bằng chất liệu đồng mang hình ảnh những con chim phượng hoàng độc đáo. Ảnh: Huy Thư
Đặc biệt tại miếu mộ còn thờ 2 đôi hài được chế tác bằng chất liệu đồng mang hình ảnh những con chim phượng hoàng độc đáo. Ảnh: Huy Thư
Hài dài khoảng 15cm, thân rộng 5cm, phần đầu phượng nhô cao được tạo tác rất tỉ mỉ, công phu, các chi tiết mỏ, mắt, mào đều sắc nét, sống động. Hai cánh phượng chĩa ra hai bên, nghệ nhân đã khéo léo khắc họa những chiếc lông một cách chân thực. Ảnh: Huy Thư
Hài dài khoảng 15cm, thân rộng 5cm, phần đầu phượng nhô cao được tạo tác rất tỉ mỉ, công phu, các chi tiết mỏ, mắt, mào đều sắc nét, sống động. Hai cánh phượng chĩa ra hai bên, nghệ nhân đã khéo léo khắc họa những chiếc lông một cách chân thực. Ảnh: Huy Thư
Ở vị trí lưng phượng, nghệ nhân xưa đã tạo tác một bông cúc mãn khai, từng cánh được gọt, tỉa cẩn thận, những lớp cánh chồng lên nhau rất sắc nét, đẹp mắt. Theo chị Cao Thị Bình (40 tuổi) - người trông coi di tích và nhà thờ họ Nguyễn Đức cho biết: Cách đây không lâu 2 trong 4 chiếc hài đã bị mất cắp, một thời gian sau thì "họ mang trả lại". Những "chiếc hài chim phượng" được xem là những cổ vật hiếm có trong các di tích ở Nghệ An. Ảnh: Huy Thư
Ở vị trí lưng phượng, nghệ nhân xưa đã tạo tác một bông cúc mãn khai, từng cánh được gọt, tỉa cẩn thận, những lớp cánh chồng lên nhau rất sắc nét, đẹp mắt. Theo chị Cao Thị Bình (40 tuổi) - người trông coi di tích và nhà thờ họ Nguyễn Đức cho biết: Cách đây không lâu 2 trong 4 chiếc hài đã bị mất cắp, một thời gian sau thì "họ mang trả lại". Những "chiếc hài chim phượng" được xem là những cổ vật hiếm có trong các di tích ở Nghệ An. Ảnh: Huy Thư
Tại di tích còn lưu giữ tài liệu, hiện vật quý khác như bản khai bằng tiếng Pháp, câu đối, đại tự, bài vè, lư hương... Miếu mộ Bà Chúa Nhâm đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2022. Hàng năm vào ngày 9/9 âm lịch, họ tộc và người dân địa phương thường tổ chức lễ giỗ bà Chúa Nhâm trang trọng. Ảnh: Huy Thư

Tại di tích còn lưu giữ tài liệu, hiện vật quý khác như bản khai bằng tiếng Pháp, câu đối, đại tự, bài vè, lư hương... Miếu mộ Bà Chúa Nhâm đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2022. Hàng năm vào ngày 9/9 âm lịch, họ tộc và người dân địa phương thường tổ chức lễ giỗ bà Chúa Nhâm trang trọng. Ảnh: Huy Thư

Tin mới